Wednesday, April 8, 2009

Kể cũng tội các tổ chức báo chí

… không biết phản ứng thế nào với sự phát triển chóng mặt của công nghệ.


Đầu tiên, các mô hình báo giấy đang chết dần chết mòn. Thỉnh thoảng lại có một tờ “lão thành” đi tong, như tờ CS Monitor, Chicago Sun Times, vân vân. Off-line ad revenue của họ không thể nuôi báo được. On-line ad thì họ chưa biết làm thế nào để thật sự kiếm tiền từ nó, khi mà các news aggregators như Google News chiếm hết ad revenues.


Này nhé, nếu bạn là một công ty muốn quảng cáo sản phẩm thì bạn trả tiền cho tờ Times, tờ Post, tờ blah blah blah riêng biệt, hay là trả luôn cho Google news? Đa số users đã và sẽ dùng news portals chứ chẳng ai vào thẳng website của news papers nữa. Đó là chưa kể, về mặt sophistication thì online ad algorithms của Google, Yahoo đã phát triển vượt xa khả năng ngồi đặt ad “bằng tay” của các “lão” báo chí. Yahoo có cả một research group (do Raghavan lãnh đạo) chuyên nghiên cứu về kinh tế của online ad và social networking với gazillions tấn dữ liệu. Tờ Times, tờ Post có thể có các nhà báo tuyệt vời, nhưng vấn đề ad revenue nằm ngoài chuyên môn của họ.


Thế. Giải pháp là gì? Một số tổ chức báo chí như Associated Press, Guardian, v.v. bắt đầu một chiến dịch cho thấy sự tuyệt vọng bằng cách … kiện Google và các cty tương tự. Kiện cái gì? Kiện là Google “lấy” nội dung mà không trả tiền. Các vụ kiện cáo này nực cười về nhất nhiều mặt:



  • Google hoàn toàn không phạm luật, theo Fair Use doctrine trong luật Copyright.
  • Muốn Google không aggregate nội dung của bạn thì thật là dễ dàng, chỉ tốn 5 phút: bỏ một cái robots.txt vào website là xong. Thuê luật sư rất là tốn tiền, mà kết quả không đi đến đâu.
  • Vụ này nghe giống vụ SBC CEO trả lời phỏng vấn năm nào: ông ta muốn các công ty như Google/Yahoo chia revenue với các ISPs.
  • Qua vụ kiện này, các tổ chức báo chí như A.P. có vẻ như muốn Google vẫn aggregate nội dung trả tiền cho họ. Chẳng phải chiều … ngược lại cũng có lý: muốn được aggregate nội dung thì phải trả tiền cho Google.

Eric Schmidt (CEO của Google) đã trả miếng: các bác đừng làm độc giả giận, phiền lắm đấy, hãy cố học công nghệ mớ và đưa tin tức vào thẳng các thiết bị cầm tay của bạn đọc luôn đi.


Tờ Guardian tổng kết song đề nhức đầu của họ:


The Guardian says content providers are faced with a catch-22: they can’t afford to withhold content from search engines, yet can’t feasibly charge consumers for it either, “not least because of the presence of the BBC and the vast quantities of free content it publishes on bbc.co.uk.”


While The Guardian stops short of suggesting Google and others should be forced to pay for content, it does suggest the exploration of new models that “require fair acknowledgement of the value that our content creates, both on our own site (through advertising) and ‘at the edges’ in the world of search and aggregation.”


Thế chúng ta là khách hàng thì làm gì trong cuộc chiến này? Trước hết, chúng ta hưởng lợi từ technology. Chỉ độ chục năm trước thì đừng hòng mà có thể đọc báo miễn phí. Bây giờ thì tràn lan, off your finger tips. Kế đến, tôi nghĩ các bạn nên bắt đầu một chiến dịch yêu cầu ai đó phải trả tiền cho bạn khi bạn đọc một bài báo, click một cái link :-)

Xem đầy đủ bài viết tại http://www.procul.org/blog/2009/04/08/k%e1%bb%83-cung-t%e1%bb%99i-cac-t%e1%bb%95-ch%e1%bb%a9c-bao-chi/

No comments:

Post a Comment

Popular Posts