Đây là bài viết thứ 4 trong loạt bài với chủ đề “Social Media - Giá của sự miễn phí“.
—
Tên của bài viết này được copy từ câu rao nổi tiếng trong truyện cổ tích Việt Nam mà tôi rất thích, truyện “Ai mua hành tôi” (hay còn có tên là Lọ nước thần). Người vợ vì quá xinh đẹp nên đã bị vua/quan phủ bắt mất và người chồng phải đi gánh hành đi bán khắp nơi, với mục đích chủ yếu là tìm vợ.
Twitter là một trong những thành phần không thể thiếu được của Social Media. Có khá nhiều tranh luận về việc Twitter có phải là mạng xã hội hay không do sự khác biệt đặc thù của nó đối với các mạng xã hội khác, nhưng rõ ràng có một điều là bản thân Twitter đang miễn phí và mọi người thì lại đang … kiếm tiền trên Twitter. Không hiểu founder của Twitter sẽ phải đi rao cái gì để có thể tìm được mục tiêu chính của mình - tiền để tồn tại và phát triển được sinh ra từ chính Twitter.
Bài đầu tiên tôi đã viết về sự thành công của Dell khi sử dụng Twitter. Đó rõ ràng là một case study tiêu biểu của nhà sản xuất khi sử dụng Twitter. Tuy vậy, trong bài này chúng ta sẽ xem xét tới khía cạnh của người tiêu dùng, người sử dụng Twitter bình thường. Họ có thể kiếm lời khi sử dụng Twitter hay không?
Nếu Twitter là tiếng chim hót lảnh lót thì Magpie là con chim ác là hay nghĩa bóng là người ba hoa. Be-a-magpie là mô hình cho phép người sử dụng bán twit của mình cho người cần quảng cáo.
Mô hình hoạt động của Magpie được thể hiện khá rõ trên hình. Người cần quảng cáo sẽ đưa thông tin quảng cáo cho Magpie, Magpie sẽ tự động chọn ra người sử dụng hợp lý (contextual ads) và sẽ chèn một câu twit quảng cáo vào trong stream của người sử dụng. Người sử dụng được phép chọn tần suất chèn quảng cáo, cách thức tính tiền (cứ chèn vào là lấy tiền - giống CPM, khi bạn của anh ta click vào thì mới tính tiền - giống CPC, khi tạo ra lead/sale mới tính tiền - giống CPA). Đây dường như là một cách làm khá tốt vì khi sử dụng contextual ads, quảng cáo hiện ra sẽ tương đối liên quan tới người sử dụng Magpie -> khả năng mà mạng của anh ta, những người quan tâm tới Twit của anh ta quan tâm là cao.
Nghe có vẻ khá hấp dẫn, phải không bạn? Thậm chí, người sử dụng có thể kiểm tra xem tối đa mình có thể kiếm được bao nhiêu tiền một tháng ngay trên trang Magpie.
Bạn sẽ hỏi tôi, vậy Twitter có lợi lộc gì ở đây? Nếu thực sự đây là một mô hình tốt, Twitter có thể thu phí của Magpie (theo gói hoặc theo % số tiền người sử dụng Magpie nhận được). Tuy vậy, Magpie không phải không có những vấn đề của mình :
- Việc sử dụng contextual ads không phải lúc nào cũng hoạt động chính xác. Có một câu chuyện vui là người bạn của tôi đã từng than thở rằng anh chỉ mập hơn tiêu chuẩn có một chút, vậy mà sao suốt ngày Magpie chèn quảng cáo về thuốc giảm béo vào trong Twit của anh.
- Một người sử dụng Twit có sự nhận biết cao, danh tiếng và thậm chí là tạo dựng thương hiệu trong cộng đồng cho dù có nhận được nhiều tiền cũng sẽ không để Magpie chèn quá nhiều quảng cáo vào trong Twit của mình để tránh phá hỏng thương hiệu của mình. Suy cho cùng, Twit sinh ra để thảo luận, không phải là để đưa những quảng cáo một chiều.
- Hiệu quả của việc sử dụng Magpie có lẽ cũng là một câu hỏi. Nếu chỉ nhìn con số thống kê thì có thể thấy 94% số người sử dụng Twitter có ít hơn 100 người follow mình. Việc target được đúng user có thể thực hiện được với Location nhưng do Twitter không bắt khai báo giới tính nên việc target giới tính khá khó khăn. Đồng thời, việc phân tích contextual đối với đặc thù 140 ký tự của Twitter cũng không phải là việc đơn giản.
——————————————–
Mô hình của Sponsored Twitter có vẻ linh hoạt hơn so với Magpie. Tweeters có thể tự mình viết câu Twit hoặc để cho hệ thống chèn vào stream của mình thay vì lúc nào cũng tự động như Magpie. Điều này có thể tạo ra các cuộc đối thoại thực sự và mang tính người hơn so với việc tự động Twit.
——————————————–
Hồi tháng 5, tôi cũng có thử đặt câu hỏi cho mọi người về việc mua space thừa của mọi người trên Twit. Nếu như Magpie và SponsoredTwitter là mua cả câu Twit để insert vào trong stream thì tôi chỉ muốn mua space thừa của mọi người trong từng câu Twit. Ví dụ như một câu Twit có tối đa là 140 ký tự, tuy vậy bạn chỉ sử dụng có 90 ký tự, vậy còn trống tận 50 ký tự, bạn có thể bán cho tôi để tôi insert hashtag #baomoi vào chẳng hạn, có được không. Cuộc đối thoại diễn ra cũng khá cởi mở, các bạn có thể vào đây để xem ý kiến của mọi người về offer đó. Tuy nhiên, nếu mua như vậy thì câu hỏi chính xác cần đặt ra sẽ là câu hỏi giống như của Đức Ban ở dưới đây :
Câu trả lời vẫn còn chưa có, và nếu như câu trả lời là tôi không quan tâm đến chuyện có đồng nhất hay không, miễn là tôi mua để hashtag của tôi được xuất hiện trên Twitter Trend thì có lẽ công sức/tiền bạc bỏ ra cũng không đáng.
——————————————–
Câu chuyện cuối cùng muốn nói là câu chuyện về MoonFruit. Tương đồng với suy nghĩ của tôi (mà thực ra suy nghĩ này tôi đi copy của một hãng làm Mobile Commerce muốn mua space của SMS), MoonFruit (và trước đó là SquareSpace) đã đề nghị nhân kỷ niệm 10 năm thành lập công ty, trong 10 ngày liên tiếp mỗi ngày sẽ tặng ngẫu nhiên một chiếc Macbook Pro cho một người (miễn là người đó phải insert hashtag #moonfruit vào trong Twit của mình). Campaign này khá thành công khi #moonfruit có lúc còn vượt qua cả hashtag về M.J và cuộc bầu cử ở Iran. Trong 7 ngày, account @moonfruit có 45.000 followers, website của họ đã có traffic tăng 600% và có 200.000 Twit một ngày nhắc tới họ.
Đó chắc chắn là một campaign thành công (cho dù sau khi phát hết máy tính, account @moonfruit chỉ còn 10.000 người follow). Có điều nếu nhân rộng mô hình này, Twitter sẽ biến thành cái gì và người sử dụng Twitter cũng như những cuộc đối thoại trên đó sẽ biến thành gì? Liệu trong 10 câu Twit mà bạn nhận được, có bao nhiêu câu có gắn #hashtag quảng cáo thì bạn có thể bấm bụng mà cho qua (3 câu, 5 câu hay 7 câu?). Twitter nổi lên bởi môi trường và những đặc thù của nó nhưng nếu không cẩn thận, cũng có thể sẽ bị chìm xuống nhanh chóng khi những điều hay ho này mất đi. Tôi không nên bình luận gì nhiều, vì đó là chuyện của Twitter, tuy vậy, bài viết này là một bài viết khó khăn đối với tôi bởi tất cả những ví dụ trên đều đặt tôi vào ranh giới giữa “đối thoại” hay là “tiền”, “bạn bè/quan hệ” hay là “tiền”. Hiện giờ mọi thứ đang rất tốt, SM rất hay (nhưng chỉ có mỗi tội không kiếm được tiền). Vậy nếu đảo ngược lại, kiếm được tiền nhưng lại không hay nữa thì còn phát triển được không. Tôi chịu, còn bạn, bạn nghĩ sao?
Xem đầy đủ bài viết tại http://feedproxy.google.com/~r/randombuzz/~3/rYdGW4xcCng/
No comments:
Post a Comment