Góc Tâm Hồn Nhỏ - Không phải bạn trẻ nào cũng có khả năng hiểu rõ bản thân, hiểu rõ cảm xúc cá nhân, mục tiêu và ước mơ của mình hơn người khác. Vì vậy, để có thể đưa ra những chọn lựa thông minh trong cuộc sống cũng như ứng phó cho phù hợp với hoàn cảnh, chúng ta nên làm thế nào?
Hiểu rõ bản thân: Xác định bạn là ai, cảm nhận của bạn ra sao và những điều gì là quan trọng với bạn!
Việc hiểu rõ bản thân đem lại cho bạn nhiều lợi ích, từ việc đạt được những mục tiêu trong học tập, trong cuộc sống, cho đến việc tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Dưới đây là một số cách đơn giản có thể giúp bạn ngày càng hiểu rõ bản thân hơn:
1. Luyện tâm trí, suy ngẫm để nhận biết nội tâm:
- Đăng ký các khóa học về năng lực tư duy, tính quyết đoán, tự tin… Tham dự các hội thảo với mục đích cung cấp kiến thức về bản thân hoặc “cái Tôi” của bạn.
- Học cách chú tâm: Dõi theo những ý nghĩ xuất hiện và biến mất trong tâm trí, giúp mang lại cách nhìn nhận (hoàn toàn có ý thức) những trải nghiệm nội tâm mà bạn thường bị sao nhãng trong cuộc sống hàng ngày. (Nên có một nơi yên tĩnh dành cho việc kiểm nghiệm nội tâm).
- Mỗi tối dành ra 10 phút để xem xét ý nghĩ và các cảm xúc khác nhau mà bạn đã trải qua trong ngày.
- Tự học một số điều mới như một kỹ năng, ngoại ngữ, hoặc kiến thức trong lĩnh vực bạn quan tâm; và nếu có mối quan tâm, sở thích khác người, hãy phát triển nó! (Làm điều bạn thích ít nhất 1 lần/1 ngày).
- Vận dụng những điều bạn hiểu về bản thân để tìm hiểu về người khác, và ngược lại, để ý xem bạn có hành động như họ nếu bạn ở trong hoàn cảnh đó không? – Hãy tìm hiểu lý do và tìm hiểu tính cách của bạn.
- Dành thời gian nói chuyện với những người có ý niệm bản thân bền vững và lành mạnh…
2. Viết ra giấy giúp bạn thăm dò sự sâu kín tâm hồn:
- Ghi nhật ký, thổ lộ tâm sự khi tức giận, viết ra nỗi sợ hãi, cách thức giải quyết vấn đề để cảm nhận và suy ngẫm, vượt qua cảm giác đau thương và buồn bã. Hãy viết bất cứ thứ gì khác mà bạn đang nghĩ đến (nhật ký là của riêng bạn), và viết ra những điều khiến bạn biết ơn hay hạnh phúc trong ngày hôm đó.
- Ghi chép giấc mơ: Tìm cách nhớ lại các giấc mơ và viết ra nếu bạn muốn. Hãy dành thời gian suy ngẫm xem những điều đó có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của bạn.
- Viết ra giấy câu trả lời “Tôi là ai?”, viết càng nhiều câu trả lời càng tốt. Liệt kê những việc bạn yêu/ghét, sở thích/sở trường của bạn hay bất cứ điều gì khác xuất hiện trong tâm trí.
- Lập một danh sách bao gồm những việc bạn có khả năng làm tốt, những việc bạn thích làm nhất. Từ đó, lập một danh sách mục tiêu (vừa phải) cho bản thân. Sau một khoảng thời gian, hãy đánh giá bản thân đã làm được những gì trong việc thực hiện các mục tiêu đó trước khi lập các mục tiêu mới.
3. Học cách tự chủ:
- Tìm một người mà bạn có thể trút bầu tâm sự (một người có thể lắng nghe những điều lo lắng hay khó chịu của bạn); và ngược lại, bạn hãy là người lắng nghe người khác mỗi khi có dịp.
- Học các bài thể dục thư giãn, khiêu vũ, đi dạo, hít thở dưỡng sinh, yoga… Hãy sử dụng thời gian luyện tập một mình để suy ngẫm về những việc đang xảy ra và những việc bạn cần làm để đạt mục tiêu.
- Làm một việc gì đó mang tính sáng tạo như hội họa, âm nhạc, diễn xuất… để bạn thể hiện ý kiến, cảm xúc và hiểu mình hơn.
- Đọc những loại sách rèn luyện khả năng tự lực, đọc về những người đã tạo ra sự đột phá nhờ niềm tin sâu sắc vào bản thân. Nghiên cứu tiểu sử và tự truyện của các nhân vật nổi tiếng có cá tính mạnh mẽ. Hãy suy nghĩ về những gì đọc được và sự lựa chọn của bạn, nó sẽ giúp bạn hiểu được bản thân mình hơn và củng cố thái độ sống tích cực.
- Tự nguyện tham gia hoạt động bạn quan tâm như, tham gia đội tình nguyện, xóa mù chữ, cùng xây dựng một trang web cung cấp thông tin cho những người bạn cùng trang lứa, hay bắt đầu một công việc kinh doanh dựa trên ý tưởng, sáng kiến của bạn.
- Cuối mỗi ngày, hãy suy ngẫm về những điều thú vị (hay điều không mấy tốt đẹp) đã xảy ra. Xem xét lại những kinh nghiệm bạn học được và hình dung cách thức bạn sẽ sử dụng để cải thiện những việc đó trong tương lai.
“Cho dù cuộc sống thăng hay trầm, bạn có tâm trạng vui hay buồn, đang chịu thất bại hay đạt được thành công, cái Tôi đích thực vẫn luôn tồn tại sâu bên trong bạn…”- (Masterson)
Nhìn vào những người đạt được các thành tựu to lớn trong xã hội, chúng ta có thể thấy rằng, họ đều sở hữu khả năng định hướng bản thân và biết cách sử dụng nó để đạt được mục tiêu. Vì thế, nếu bạn cũng muốn nâng cao năng lực nhận biết bản thân, có thể phân biệt các dạng cảm xúc và dùng chúng như một phương thức chỉ dẫn hành động cho mình, bạn cần nắm và thực hành những cách đã trình bày trên để ngày càng hiểu rõ bản thân hơn.
Chúc bạn thêm nhiều tự tin trên đường đi tới thành công.
Gia Nghi tổng hợp (Hieuhoc.com)
Hiểu rõ bản thân: Xác định bạn là ai, cảm nhận của bạn ra sao và những điều gì là quan trọng với bạn!
Việc hiểu rõ bản thân đem lại cho bạn nhiều lợi ích, từ việc đạt được những mục tiêu trong học tập, trong cuộc sống, cho đến việc tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Dưới đây là một số cách đơn giản có thể giúp bạn ngày càng hiểu rõ bản thân hơn:
1. Luyện tâm trí, suy ngẫm để nhận biết nội tâm:
- Đăng ký các khóa học về năng lực tư duy, tính quyết đoán, tự tin… Tham dự các hội thảo với mục đích cung cấp kiến thức về bản thân hoặc “cái Tôi” của bạn.
- Học cách chú tâm: Dõi theo những ý nghĩ xuất hiện và biến mất trong tâm trí, giúp mang lại cách nhìn nhận (hoàn toàn có ý thức) những trải nghiệm nội tâm mà bạn thường bị sao nhãng trong cuộc sống hàng ngày. (Nên có một nơi yên tĩnh dành cho việc kiểm nghiệm nội tâm).
- Mỗi tối dành ra 10 phút để xem xét ý nghĩ và các cảm xúc khác nhau mà bạn đã trải qua trong ngày.
- Tự học một số điều mới như một kỹ năng, ngoại ngữ, hoặc kiến thức trong lĩnh vực bạn quan tâm; và nếu có mối quan tâm, sở thích khác người, hãy phát triển nó! (Làm điều bạn thích ít nhất 1 lần/1 ngày).
- Vận dụng những điều bạn hiểu về bản thân để tìm hiểu về người khác, và ngược lại, để ý xem bạn có hành động như họ nếu bạn ở trong hoàn cảnh đó không? – Hãy tìm hiểu lý do và tìm hiểu tính cách của bạn.
- Dành thời gian nói chuyện với những người có ý niệm bản thân bền vững và lành mạnh…
2. Viết ra giấy giúp bạn thăm dò sự sâu kín tâm hồn:
- Ghi nhật ký, thổ lộ tâm sự khi tức giận, viết ra nỗi sợ hãi, cách thức giải quyết vấn đề để cảm nhận và suy ngẫm, vượt qua cảm giác đau thương và buồn bã. Hãy viết bất cứ thứ gì khác mà bạn đang nghĩ đến (nhật ký là của riêng bạn), và viết ra những điều khiến bạn biết ơn hay hạnh phúc trong ngày hôm đó.
- Ghi chép giấc mơ: Tìm cách nhớ lại các giấc mơ và viết ra nếu bạn muốn. Hãy dành thời gian suy ngẫm xem những điều đó có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của bạn.
- Viết ra giấy câu trả lời “Tôi là ai?”, viết càng nhiều câu trả lời càng tốt. Liệt kê những việc bạn yêu/ghét, sở thích/sở trường của bạn hay bất cứ điều gì khác xuất hiện trong tâm trí.
- Lập một danh sách bao gồm những việc bạn có khả năng làm tốt, những việc bạn thích làm nhất. Từ đó, lập một danh sách mục tiêu (vừa phải) cho bản thân. Sau một khoảng thời gian, hãy đánh giá bản thân đã làm được những gì trong việc thực hiện các mục tiêu đó trước khi lập các mục tiêu mới.
3. Học cách tự chủ:
- Tìm một người mà bạn có thể trút bầu tâm sự (một người có thể lắng nghe những điều lo lắng hay khó chịu của bạn); và ngược lại, bạn hãy là người lắng nghe người khác mỗi khi có dịp.
- Học các bài thể dục thư giãn, khiêu vũ, đi dạo, hít thở dưỡng sinh, yoga… Hãy sử dụng thời gian luyện tập một mình để suy ngẫm về những việc đang xảy ra và những việc bạn cần làm để đạt mục tiêu.
- Làm một việc gì đó mang tính sáng tạo như hội họa, âm nhạc, diễn xuất… để bạn thể hiện ý kiến, cảm xúc và hiểu mình hơn.
- Đọc những loại sách rèn luyện khả năng tự lực, đọc về những người đã tạo ra sự đột phá nhờ niềm tin sâu sắc vào bản thân. Nghiên cứu tiểu sử và tự truyện của các nhân vật nổi tiếng có cá tính mạnh mẽ. Hãy suy nghĩ về những gì đọc được và sự lựa chọn của bạn, nó sẽ giúp bạn hiểu được bản thân mình hơn và củng cố thái độ sống tích cực.
- Tự nguyện tham gia hoạt động bạn quan tâm như, tham gia đội tình nguyện, xóa mù chữ, cùng xây dựng một trang web cung cấp thông tin cho những người bạn cùng trang lứa, hay bắt đầu một công việc kinh doanh dựa trên ý tưởng, sáng kiến của bạn.
- Cuối mỗi ngày, hãy suy ngẫm về những điều thú vị (hay điều không mấy tốt đẹp) đã xảy ra. Xem xét lại những kinh nghiệm bạn học được và hình dung cách thức bạn sẽ sử dụng để cải thiện những việc đó trong tương lai.
“Cho dù cuộc sống thăng hay trầm, bạn có tâm trạng vui hay buồn, đang chịu thất bại hay đạt được thành công, cái Tôi đích thực vẫn luôn tồn tại sâu bên trong bạn…”- (Masterson)
Nhìn vào những người đạt được các thành tựu to lớn trong xã hội, chúng ta có thể thấy rằng, họ đều sở hữu khả năng định hướng bản thân và biết cách sử dụng nó để đạt được mục tiêu. Vì thế, nếu bạn cũng muốn nâng cao năng lực nhận biết bản thân, có thể phân biệt các dạng cảm xúc và dùng chúng như một phương thức chỉ dẫn hành động cho mình, bạn cần nắm và thực hành những cách đã trình bày trên để ngày càng hiểu rõ bản thân hơn.
Chúc bạn thêm nhiều tự tin trên đường đi tới thành công.
Gia Nghi tổng hợp (Hieuhoc.com)
No comments:
Post a Comment