Sunday, March 15, 2009

Nghề nào thu nhập cao?

Sàn Discovery được gọi rất kính trọng “sàn khiêu vũ có nhạc hay gần nhất Hà Nội”. Các bà, các chị sồn sồn vẫn kháo nhau sàn này đội dẫn nhảy tệ nhất trong tất cả các sàn. Chị em trạc tuổi trung tuần đến sàn để tập thể dục và vui tuổi già, ai ai cũng háo hức được khiêu vũ. Khổ nỗi ai có bạn nhảy thì đỡ lo, chứ các bà không có chồng đi kèm hoặc thiếu bạn nhảy thì ngồi mốc meo. Quy luật bất thành văn, nếu được mời nhảy mời từ 3 điệu trở lên thì phải bo cho giai dẫn nhảy. Ví hết tiền thì 50,000 đồng, trung bình bo là 100,000 đồng. Sau vài năm phát triển, nguyên tắc là: “mời nhảy là phải bo tiền” ăn sâu vào các thế hệ dẫn nhảy trên sàn khiêu vũ, và kết quả là giờ đây trai dẫn nhảy chỉ mời những ai nhìn mặt đoán có khả năng cho tiền hoặc … tình.
Tuy nhiên gần đây cùng với xu thế thanh niên tham gia khiêu vũ thì phát sinh nhiều vấn đề hơn. Một trong vấn đề ai cũng biết nhưng không ai nói là tính tiền nước. Trong cái tranh tối tranh sáng của sàn, bạn nhân viên bàn ào đến thu tiền không cùng với hóa đơn. Miệng bạn nói tay bạn chìa ra chờ tiền. Giả dụ, bạn quen xem hóa đơn trước khi trả tiền thì bạn sẽ nhận được mỗi thức uống trên một tờ hóa đơn khác nhau với số tiền tăng từ 10 – 40% giá niêm yết của mỗi thức uống. Bạn này rất chuyên nghiệp, bạn mở từng tờ hóa đơn chìa cho khách xem trong vòng 2 giây rồi liến thoắng cộng tổng lại và lại chìa tay … chờ thanh toán. Tạm dừng nói chuyện này, chúng ta cùng thử làm một con tính như sau. Lương cơ bản của bạn nhân viên bàn là 1.200.000 đồng/ tháng, ngày làm 3 ca, mỗi ca 3 tiếng chia ra sáng, chiều, và tối. Tính trung bình mỗi buổi sàn có 60 người, với 60% khách hàng là biết giá thực sự của thức uống. Như vậy chúng ta thử tính số tiền chênh lệch một ngày nhân viên bàn thu được là bao nhiêu? Tổng số người sẵn sàng chịu chi tiền dù biết bị lừa hoặc không biết: 60*3*40%= 72 người. Giả sử mỗi thức uống sẽ thu thêm 10 nghìn đồng, vậy số tiền chênh lệch một ngày là 72*10,000 = 720,000 đồng. Giả sử sàn khiêu vũ 30 ngày/ tháng, số tiền bạn nhân viên bàn thu được thêm là: 30*720,000 = 21,600,000 đồng. Nếu số tiền này được trích ra cho Quản lý sàn 40% và sử dụng cho các chi phí giao tế khác 10% như vậy thu nhập thực của bạn nhân viên bàn là: 21,600,000*40% + 1,200,000= 12,000,000 đồng. Nếu tính ra man-day là 400,000 đồng, tương đương với một quản lý cấp trung trong công ty thương mại và dịch vụ quy mô 50-99 nhân viên. Các bạn thanh niên tặc lưỡi: “thôi bỏ qua”, chẳng nhẽ cãi nhau với nhân viên bàn chỉ vì vài chục nghìn đồng, đi với bạn gái mất cả thể diện .

Quay lại Sakura với một trong nghề nhạy cảm theo thông tư 21 của Liên bộ LĐTB& Xã hội và Y tế. Cô nhân viên cười khoe hàm răng trắng muốt nũng nịu nói: bo em 300 nghìn đồng thôi sao anh, thêm đi mà. Mỗi ngày em phục vụ tối thiểu 4 khách, với cách tính đơn giản như trên, một tháng thu nhập của cô nhân viên massage khoảng 30*4*300,000 = 36,000,000 đồng. Với mức lương 1,500,000 đồng và 20% chi phí giao tế mỗi nhân viên thu về 30,300,000 đồng. Nếu tính ra man-day là 1,010,000 đồng, tương đương với một quản lý cấp cao trong một công ty thương mại và dịch vụ quy mô 50-99 nhân viên. Này thuế thu nhập cá nhân hơi bị cao đấy nhé! .

Đảo qua một trong những nghề “hot” nhất hiện nay. Dịch lở mồm long móng, cúm gà lại được đưa lên VTV1, khách hàng cuống cuồng giục xem trước Giao diện người sử dùng thì mới kiểm tra Phần mềm Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) mua của đối tác liên doanh Đan Mạch. Nhìn xong rồi chỉ muốn quẳng sang một bên, không biết phải nói gì nữa. Với giao diện thiếu thẩm mỹ và thiếu thân thiện với người dùng như vậy thì nói gì đến triển khai tại Việt Nam. Mặc dù sản phẩm đó chỉ sử dụng làm nền cho một ứng dụng khác được viết thêm nhưng với chất lượng như vậy thì chi phí cải tạo cũng không phải nhỏ. Thực tế cũng phải nhìn nhận đúng đắn vấn đề văn hóa của người sử dụng không được coi trọng nhiều trong các sản phẩm Công nghệ Thông tin Việt Nam. Mặc dầu không có nhiều thống kê về số lượng phần mềm quản trị thất bại do khó sử dụng với người dùng nhưng theo hội thảo được tổ chức ngày 26-04-2005, bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại TP HCM cho biết: “Trong số 4 doanh nghiệp làm ERP ở Câu lac bộ doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao thì có đến 3 thất bại” (báo “Tuổi trẻ” ngày 27-04-2005. Nhiều sản phẩm phần mềm ứng dụng hoặc quản trị thất bại tại Việt Nam cũng do một phần không quan tâm đến văn hóa của Doanh nghiệp. Và giờ câu nói của ban Quản Trị là Bộ phận Sản phẩm và trải nghiệm người dùng vẫn có truyền thống cẩn thận và bảo thủ. Câu nói chả ăn nhập gì với ngân sách dự án cả! Bài toán triển khai trên 771 trung tâm Y tế tuyến quận/ huyện tại 63 tỉnh thành với trình độ tin học thấp và nhận thức khác nhau không thể giải quyết bằng một sản phẩm đòi hỏi người sử dụng phải có tin học trung bình. Lật lại ngân sách dự án, chi phí phân tích thiết kế chỉ chiếm 0.3% tổng chi phí dự án. Giờ nếu tổ chức cải tiến tính dễ dùng sản phẩm GIS rồi mới phát triển ứng dụng khai thác Phần mềm GIS để đáp ứng trải nghiệm người dùng chắc chắn lỗ nặng. Cách đơn giản nhất thầu thêm một dự án Tư vấn dự án để gánh chi phí. Tuy nhiên theo tư vấn của Sở TT&TT thì cứ tìm được văn bản nào kê chi phí Phân tích Thiết kế cao nhất thì áp dụng. Tài liệu gần nhất là Quyết định của Bộ trưởng Bộ xây dựng số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 về việc ban hành định mức chi phí lập dự án và thiết kế công trình xây dựng 1.167% tổng dự án. Nhưng theo nghị định 58/2008/NĐ-CP Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng và các nghị định gần đây thì khuyến nghị nên xây dựng giá phần mềm dựa trên phương pháp định giá BMT-UCP. Nếu theo cách tính này chi phí Phân tích thiết kế tương đương 40% tổng chi phí dự án. Nghe như buồn ngủ gặp chiếu manh, nhưng thực tế không đơn giản vậy. Nếu áp dụng phương pháp này thì chắc chắn không được thanh toán do lý luận của Sở TT&TT là trong Nghị định không có từ nào đề cập chi phí Phân tích thiết kế là 40%, và vẫn phải quay lại áp dụng chi phí tư vấn là 1,167% chi phí Phân tích thiết kế. Giả sử nhảy vào làm vụ thầu này thì với lãi suất hữu nghị 21.6%/ năm của ngân hàng cộng với lạm phát năm 2008 là 22% thì lỗ chỏng vó. Tuy nhiên với công việc này mới chỉ giải quyết được sản xuất ra một phần mềm, còn để ra một sản phẩm đáp ứng văn hóa và năng lực của người sử dụng thì còn phải làm rất nhiều việc khác. Theo quy trình thiết kế sản phẩm & trải nghiệm được áp dụng bổ sung cho quy trình RUP thì phải cộng thêm 20% chi phí thiết kế sản phẩm bao gồm 5 công việc thêm, thực tế 2/5 công việc là phát sinh khi thực hiện các công việc khác. Tuy nhiên khi các dự án Công nghệ thông tin vẫn được định nghĩa nằm trong phạm vi do bộ Xây dựng quản lý thì khó có thể mơ tưởng những điều này. Và đương nhiên sản phẩm chỉ làm cho ra một cái phần mềm đáp ứng đủ tính năng, còn việc giúp người sử dụng áp dụng vào công việc hiệu quả và chất lượng thì chờ may mắn. Và có câu truyện một Doanh nghiệp Phần mềm lớn tại Việt Nam kính xin Thành Phố Hà Nội nghiệm thu sản phẩm và sẵn sàng chịu phạt vì sản phẩm đã làm vài năm mà chưa xong và càng làm càng lỗ, càng xa mục tiêu ban đầu. Nếu nhắm mắt đưa tay thì một dự án phần mềm hoặc Web lợi nhuận trước thuế không dưới 40%, nhưng nếu làm tử tế thì huề vốn là may mắn; nếu thiếu may mắn thì lỗ chỏng gọng như khi tham gia dự án 112, và rồi cả công ty há mồm nhìn nhau cười. Thu nhập tự động xin cắt giảm để bù cho các chi phí khác, lương trung bình của công ty chỉ bằng nhân viên quản lý cấp trung của công ty có quy mô 20-49 người.

Cô bạn từ Sài Gòn ra Hà Nội chơi. Này thì dẫn đi quán café vỉa hè cho biết. Ngắm lúc bạn nói, chủ quán này nếu sống thế này thì khổ nhỉ? Bạn tính lưu lượng khách mỗi ngày 200 người, mỗi cốc café tối thiểu 7,000 đồng, trừ đi chi phí thuê mặt bằng, nhân công, điện, nước, các loại thuế, chi phí đầu vào, lãi 2,000 đồng. Lợi nhuận sau thuế của cô chủ quán café là 2,000*200*30 = 12,000,000 đồng. Nói là vỉa hè nhưng quán cũng có cửa hàng mặt đường đàng hoàng trên đường Trần Huy Liệu – Hà Nội chứ chả phải kiểu lót báo ngồi phệt như ở Nguyễn Du – Hà Nội. Bạn nhân tiện đang đánh giày liền hỏi cậu đánh giày làm minh chứng luôn. Cậu đánh giày khoảng 17 tuổi khoái chí trả lời, mỗi ngày đánh giày em được 70 đôi, mỗi đôi trung bình 5,000 đồng. Thử làm một con tính doanh thu của cậu đánh giày là 60*5,000*30 = 9,000,000 đồng. Chi phí thuế đất khoảng 500 nghìn/ tháng, chi phí đầu vào 1 lần khoảng 200 nghìn. Như vậy tính khấu hao đều trong 1 năm cho máu thì thu nhập sau khi trừ đi chi phí của cậu đánh giày trong năm đầu là 8,483,000 đồng, tính ra man-day thì khoảng 283,000 đồng. Hix, cao ngang ngửa trưởng nhóm kinh doanh trong công ty thương mại và dịch vụ vừa rồi.

Điểm một vài nghề phổ biến và chân chính tại Hà Nội thấy lung lay tinh thần gớm.

Xem đầy đủ bài viết tại http://blog.360.yahoo.com/blog-iMzKa8Q4Y77zuCvpmg--?cq=1&p=1745

No comments:

Post a Comment

Popular Posts