Tuesday, February 19, 2013

Những ngành nghề dễ tìm việc và có giá trong tương lai.

Băn khoăn lớn nhất của các bạn trẻ chuẩn bị vào đời là chọn cho mình ngành nghề nào dễ tìm việc và có giá trong tương lai. Vì thế, (Hieuhoc) tổng hợp những ý kiến từ các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm để các bạn tham khảo thêm về những ngành nghề dễ tìm việc, những ngành có tiềm năng phát triển mạnh tại Việt Nam trong tương lai như sau:

 1. Nên chọn ngành đào tạo rộng. Những ngành có phạm vi đào tạo rộng sẽ dễ có việc làm, còn những ngành phạm vi đào tạo hẹp hoặc chuyên biệt đặc thù sẽ khó xin việc. Trong tương lai, nhu cầu xã hội còn nhiều biến động. Vì vậy các bạn nên chọn những ngành đào tạo liên thông, phạm vi đào tạo rộng mang tính chất đa ngành, liên ngành. Bởi trong một ngành như thế sẽ gồm nhiều nghề liên quan và bạn có thể dễ dàng thích nghi khi cần phải thay đổi nghề nghiệp. Đồng thời, nếu các bạn vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoặc khả năng chưa đủ vào ĐH - CĐ hãy mạnh dạn đăng ký học Trung cấp hoặc Nghề. Sau này có điều kiện sẽ tiếp tục học lên các cấp cao hơn (những ngành có đào tạo liên thông).

2. Những ngành nghề dễ tìm việc, tương ứng theo từng khả năng và sở thích là:

Bạn có khả năng về kỹ thuật
, công nghệ, hệ thống: (ưa thích làm việc với đồ vật, máy móc, thích làm các công việc ngoài trời) phù hợp với các ngành về kiến trúc trang trí nội thất, sửa chữa - xây dựng nhỏ..., an toàn lao động, nghề mộc, xây dựng, thủy sản, chế biến thực phẩm, kỹ thuật, máy tàu thủy, Ngành hàng không dân dụng, lái xe, huấn luyện viên, nông - lâm nghiệp (quản lý trang trại, nhân giống cá, lâm nghiệp...), cơ khí  (chế tạo máy, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, luyện kim, cơ khí ứng dụng, tự động...), điện - điện tử, Nghề khảo sát Địa chất - Địa hình (đo đạc, vẽ bản đồ địa chính), dầu khí, hải dương học, giao thông vận tải …      

Bạn có khả năng về quan sát, khám phá, phân tích đánh giá và giải quyết các vấn đề:
Phù hợp với các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (toán, lý, hóa, địa lý, địa chất, thống kê...); khoa học sự sống (sinh, công nghệ sinh học); khoa học xã hội (nhân học, tâm lý, địa lý...); y - dược (bác sĩ gây mê, hồi sức, bác sĩ phẫu thuật, nha sĩ...); khoa học công nghệ (công nghệ thông tin, môi trường, điện, vật lý kỹ thuật, xây dựng...), nông - lâm (nông học, thú y...). 

Bạn có khả năng về nghệ thuật, khả năng về trực giác, khả năng tưởng tượng cao:
(thích làm việc trong các môi trường mang tính ngẫu hứng, không khuôn mẫu) phù hợp với các ngành về văn chương; báo chí (bình luận viên, người dẫn chương trình ...); điện ảnh; sân khấu; mỹ thuật; ca nhạc; múa; kiến trúc ; chuyên viên sáng tạo ngành quảng cáo, thời trang, hội họa, giáo viên tiếng Anh, bảo tàng, bảo tồn, biên dịch, biên tập viên ...

Bạn có khả năng về ngôn ngữ, giảng giải: 
thích làm những việc như cung cấp thông tin, chăm sóc, giúp đỡ, hoặc huấn luyện cho những người khác. Phù hợp với các ngành nghề như: Chuyên viên văn hoá và sức khoẻ cộng đồng., nghề diễn thuyết, sư phạm, giảng viên, huấn luyện viên điền kinh; tư vấn - hướng nghiệp, công tác xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuyền trưởng, thư viện, bác sĩ chuyên khoa, thẩm định giá, nghiên cứu quy hoạch đô thị, tuyển dụng nhân sự, cảnh sát, xã hội học, nữ hộ sinh, chuyên gia về X-quang, chuyên gia dinh dưỡng...  

Bạn có khả năng về kinh doanh, dám nghĩ dám làm, có thể gây ảnh hưởng, thuyết phục người khác:
Phù hợp với các ngành nghề như: Ngành quan hệ công chúng & truyền thông, quản trị kinh doanh (quản lý khách sạn, quản trị nhân sự...),  thương mại, marketing , kế toán - tài chính, tài chính - ngân hàng, luật sư, dịch vụ khách hàng, tiếp viên hàng không, thông dịch viên, pha chế rượu (bartender), kỹ sư công nghiệp (ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp), bác sĩ cấp cứu, quy hoạch đô thị, bếp trưởng (nấu ăn), báo chí (nhà báo, biên tập viên), nhân viên du lịch, nhà hàng - khách sạn ...   

Bạn có khả năng làm việc với dữ liệu:
Thích thực hiện những công việc chi tiết, làm theo chỉ dẫn của người khác hoặc thích làm công việc văn phòng phù hợp với các ngành nghề như: Chuyên viên nghiên cứu và khảo sát thị trường. Người dự trù chi phí, chuyên viên phân tích tài chính, hành chính văn phòng, quản lý - quản trị , Kế toán và kiểm toán , thư ký, thống kê, thanh tra ngành, người giữ trẻ, điện thoại viên, chuyên viên phần mềm, lập trình viên, nhân học, cán bộ khí tượng thủy văn, thiết kế nội thất… 

Tóm lại, không hẳn những ngành có điểm chuẩn trúng tuyển cao sẽ tương quan với việc có cơ hội việc làm lớn, bởi đôi khi có những ngành điểm chuẩn thấp nhưng cơ hội việc làm rất cao. Các bạn không nên chọn lựa ngành nghề theo cảm tính hoặc đua theo phong trào, nhất thiết không nên theo cái gọi là thời thượng, phân biệt sang hèn cao thấp. Thay vì vậy, trước khi quyết định chọn lựa điều đầu tiên cần làm là phải xem mình thích cái gì. Trên cơ sở tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin về ngành nghề đó, xem xét khả năng của bản thân, cũng như nhu cầu việc làm của xã hội. Nếu chọn được ngành nghề phù hợp, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn, gắn bó lâu dài với nghề hơn và nhất là sẽ ít bị áp lực trong quá trình học tập cũng như làm việc sau này.

Chúc các bạn sớm thành công trong việc chọn nghề nghiệp cho mình!
 

Văn Nghi Quân/(Hieuhoc.com).

No comments:

Post a Comment

Popular Posts