Góc Tâm Hồn Nhỏ - Cả nhà tôi ai cũng ghét nàng, khắp mọi người trong họ hàng ai cũng thất vọng khi tôi yêu nàng, các bạn bè không ai còn muốn nhìn mặt khi tôi lấy nàng. Nhưng tôi không thể bỏ được. Bởi nàng tuyên bố: "Anh phụ tình, em giết!"
***
Dù gọi "anh" – "em" từ ngày mới quen nhưng thật ra nàng hơn tôi đúng một giáp. Ngày gặp nhau, nàng bước sang tuổi 34, tôi mới 22. Lúc ấy tôi đang nằm dưới vực sâu của sự đau khổ vì người yêu đầu đời đột ngột bỏ đi lấy chồng. Cô ấy nói tôi trẻ con, không đủ đảm bảo để làm chồng, làm cha. Nếu muốn cưới xin phải chờ ít nhất là bốn, năm năm nữa. Đấy là cô ấy nói với bọn bạn sau khi đã đi lấy người khác chứ có hỏi tôi nửa lời đâu.
Tôi hoàn toàn có thể lấy vợ ngay lập tức, hoặc sớm hơn. Nhưng với tôi, cô ấy toàn ngúng nguẩy, thoái thác, đôi khi dùng thái độ cao đạo để giãn cách, nào là "chúng ta còn nhiều thời gian", "phải tập trung vào học đã". "Ít nhất sau khi em tốt nghiệp thạc sĩ thì bố mẹ em mới cho em lấy chồng, không sớm hơn được đâu"... Tính tình của cô ấy đúng là sáng nắng, chiều mưa, trưa là cơn lốc, chả biết đâu mà lần. Lúc ấy tôi thấy bầu trời trước mắt như sụp đổ, niềm tin tan vỡ, chỉ một mong muốn duy nhất tồn tại là được chết. Tất nhiên tôi chưa kịp chết, mới vào quán bar ngồi nhậu cho bí tỉ để sau đó sẽ thực hiện điều mong muốn này thì tôi gặp nàng.
Hôm ấy nàng ngồi một mình ở chiếc bàn bên cạnh bàn tôi. Tôi cũng ngồi một mình ở chiếc bàn bên cạnh bàn nàng. Thấy tôi uống nhiều quá, nàng đem luôn cả đồ của mình sang uống cùng. Ngay lần đầu tiên tôi và nàng đã gọi nhau là "anh", "em" dù nàng chẳng hề giấu tuổi của mình. Chúng tôi đã bộc lộ tâm sự với nhau, dường như tất cả.
Nàng tên Nga, xưng là "Nga sát thủ". Nàng kể: "Bây giờ em chẳng còn gì để mất, trẻ trung đã, xinh đẹp đã, trong sáng đã, tin yêu đã, nhưng bị "quỵt" sạch rồi. Các cụ quan niệm cứ hơn tuổi là anh là chị, nhưng xưa rồi! Với em thì ai tốt, ai thật em tôn là anh là chị tất. Lũ chúng nó hơn em vài ba tuổi, có thằng hơn cả chục tuổi nhưng mở miệng là hàng đống xảo ngữ y Cuội thì còn tôn trọng gì mà gọi là anh". Tôi tán thành. Từ đó, lúc thì tôi gọi nàng là em, khi là "chị", tùy hứng.
Ngay lần đầu nàng đã trần tình rằng yêu đến cả hơn chục mối mà vẫn chưa lấy nổi chồng, huống hồ tôi mới một mối. Giờ, nàng chẳng còn hy vọng yêu chứ nói gì tới chuyện cưới. Nhưng thà không yêu, không cưới, hoặc có chết đi nữa còn hơn là chịu sự chui lủi, giả dối, phụ bạc. Đã yêu là phải chung tình đến chết. Tôi cũng tán thành.
Nàng khá trẻ so với tuổi của mình. Đôi mắt xếch có ánh nhìn quyết liệt kết hợp với khuôn mặt lạnh lùng của nàng khi cười thì rạng rỡ, tít mít như không còn thấy ai, nhưng khi điên lên thì đến con muỗi cũng phải chạy xa, chẳng dám đốt. Tôi thì thấy nàng hiền, dễ chịu và đáng thương. Còn dường như tất cả mọi người lại thấy nàng dữ dằn, đáng gờm.
Nàng hút thuốc như nghiện, uống rượu như nước lã, nhảy nhót chuyên nghiệp, ăn mặc sexy, mái tóc vàng rực lên, móng chân móng tay dài và vẽ hoa văn nhằng nhịt, sau gáy điểm xuyết hình xăm có họa tiết của nàng, nhưng xem ra chẳng mấy ai đánh giá cao sự kỳ công trang trí đó. Nàng biết, chỉ cười bảo "Đời thế mới vui, mình là số một"!
Ngay lần đầu tiên đó, tôi đã biết rõ nghề nghiệp của nàng. Nàng bảo "Học hành mãi rồi, mòn đũng quần trên ghế nhà trường, bằng cấp đủ các kiểu từ phổ thông đến đại học, nhưng có ai thèm dùng mình cho tử tế đâu. Chỗ nào cũng thử việc. Thử tới năm cơ quan, làm tốt đến hơn cả giám đốc người ta cũng chỉ hứa cho mình cái hợp đồng thời vụ, hoặc cộng tác ít lâu. Bố ai mà cống hiến mãi như thế được. Lang thang cũng chẳng chết đói, vậy thì việc gì không lang thang cho đã".
Thế là nàng thành sát thủ, chuyên nghề đi đòi nợ. Con nhà võ sư nên nàng giỏi võ từ trong trứng, cơ mà cái thần khí và ánh mắt đầy uy lực của nàng mới là yếu tố tiên quyết khiến hầu hết con nợ phải tìm cách xì tiền trả khi chủ nợ thuê nàng kéo bọn đàn em đến "làm việc". Thế nhưng nàng cũng chỉ đòi được nợ bằng tiền cho người ta, còn biết bao khoản mà một số đàn ông nợ nàng thì nàng lại dễ cho chúng quỵt.
Tôi thắc mắc: "Sao em không "làm việc" bọn họ luôn?"; "Yêu mà. Trước đây em nghĩ tình yêu là bao dung. Nhưng sau mối tình thứ 18 này thì em hiểu, tình yêu còn là sự ích kỉ, là sự chiếm hữu và phải bằng mọi cách bảo vệ nó. Nếu lần này có thể yêu lại được nữa thì nhất định em sẽ làm xử lý bọn phụ bạc em"; "Em vẫn hy vọng một tình yêu cuối cùng à?"
Nàng cười tràn xua tay: "Đùa đấy, không có đâu"; "Có thì sao? Anh muốn em tin là có. Và anh cũng muốn tin như vậy thêm một lần nữa trước khi chết". "Bằng cách nào? Cưới chăng?", "Phải. Chúng ta sẽ cưới nhau. Anh sẽ đem lại hạnh phúc cho em, ngay lập tức". "Nếu không làm được như thế thì sao?"; "Thì em giết anh. Em là sát thủ mà". "Ô kê. Thử xem sao". "Yêu là thật, cưới cũng thật, không thử". "Thì cưới đi. Chúng ta có được những thứ đang thiếu mà chẳng phải mất gì, cũng hay".
Thế là tôi gặp và tìm hiểu nàng trong một buổi, ngỏ lời cầu hôn nàng trong buổi hôm đó, và dành một tuần để chuẩn bị đám cưới bất chấp lời can ngăn của mọi người. Chẳng ai tin vào tình yêu của chúng tôi, chẳng ai tin là có người nào chịu nổi nàng. Họ suy đoán đủ kiểu, nào là nàng bẫy tôi, tôi mù quáng, là bị bùa mê thuốc lú, v.v... Bố mẹ tôi không đứng ra tổ chức. Nàng sẵn sàng bỏ tiền để thuê người làm bố mẹ chồng tới nhà hỏi cưới nàng để bố mẹ, họ mạc nàng được mát mặt. Và chúng tôi nhanh chóng về sống với nhau.
Hạnh phúc chẳng tày gang thì vài ngày sau nàng bị công an "rước" vào tù vì tội hành hung người khác gây thương tích. Sau khi lĩnh án ba năm tù giam, Nga khóc và nói với tôi rằng: "Anh phải đợi em ra tù bằng được. Nếu anh đi với đứa khác, phụ tình em, em sẽ giết". Tôi hứa với nàng rằng không bao giờ có chuyện đó. "Em yên tâm cải tạo thật tốt. Anh sẽ thường xuyên vào thăm em và đợi ngày đón em trở về".
Nhưng mỗi lần tôi vào tù thăm nàng thì nàng đều từ chối gặp mặt. Tôi chỉ biết Nga bị đầu gấu đánh và bị ốm liên miên qua lời kể vắn tắt của người quản giáo. Ba năm nhanh chóng kết thúc, tôi vui mừng tới đón vợ mình. Dường như Nga đã trở thành một người hoàn toàn khác. Chắc không ai còn có thể nhận ra Nga sát thủ ngày trước nữa. Mái tóc dài vàng rực được thay bằng mái tóc ngắn đen xơ xác. Nàng gầy đi, gương mặt lạnh lùng trở nên vô cảm, ánh mắt thiếu vắng ngọn lửa ngày nào.
Tôi ôm nàng vào lòng bật khóc không nói nên lời còn nàng thì cứ đứng trơ lặng. Người quản giáo cho biết "Sau lần tai biến mạch máu não, Nga bị ngọng, sức khỏe không còn được như trước nữa. Chúng tôi nhiều lần tạo điều kiện cho hưởng ân xá để cô ấy được ra tù sớm nhưng Nga không chịu. Cô ấy đặc biệt là không gặp bất kì người thân nào".
Về đến nhà, Nga cố gắng phát âm từng lời một cách khó nhọc: "Em ngải ngóng ngó. Anh ghìm người ngác đi. Em ngông ngống ngới anh nữa" (Em giải phóng đó. Anh tìm người khác đi. Em không sống với anh nữa).
"Không, chúng mình đã là vợ chồng, có họa cùng chịu, có phúc cùng hưởng".
"Ngông zợ, em không giết nứa. (Không sợ, em không giết nữa)".
"Anh không sợ. Anh thương em"; "Ngông ngần khương hại gâu. (Không cần thương hại đâu)"; "Không phải thương hại, mà là thương yêu".
Nàng lắc đầu cố gắng lùi xa tôi, ánh mắt đầy cách biệt. Tôi vẫn ôm nàng vào lòng và nhẹ nhàng an ủi: "Chúng ta đã xa nhau lâu quá rồi. Hãy để anh được chăm sóc vợ. Đừng ép anh trở thành kẻ phản bội, là kẻ không có tình yêu. Dù em thế nào thì em vẫn là em và anh cũng vậy. Mình đã yêu, đã cưới, đã là một, tách ra chỉ đau đớn, mất mát mà thôi. Anh mừng là em trở về rồi. Chúng ta sẽ xây dựng lại từ đầu. Em vẫn là Nga sát thủ, nhưng không sát người nào nữa, chỉ sát bệnh tật, sát hoàn cảnh khắc nghiệt, sát mọi đau đớn, bi quan thôi, có được không?".
Nàng ứa nước mắt gục vào vai tôi, nghẹn lời.
Ba tháng sau, nàng đã nắm được cơm, làm được việc nhà và nói đỡ khó nhọc hơn.
Một năm sau, nàng hồi phục về cơ bản. Nghe theo sự khích lệ của tôi. Nga mở quán nước ở đầu đường gần nhà. Quán phục vụ tầng lớp bình dân và ngày một đông khách.
Ba năm sau, nàng sinh cho tôi một nàng "công chúa" giống nàng như đúc. Trở về quê thăm bố mẹ, họ hàng, mọi người đã có thiện cảm với sát thủ của tôi hơn. Nhiều người khuyên chúng tôi nên tổ chức lại đám cưới. Nàng lặng lẽ lau giọt nước mắt vì hạnh phúc đến muộn.
***
Dù gọi "anh" – "em" từ ngày mới quen nhưng thật ra nàng hơn tôi đúng một giáp. Ngày gặp nhau, nàng bước sang tuổi 34, tôi mới 22. Lúc ấy tôi đang nằm dưới vực sâu của sự đau khổ vì người yêu đầu đời đột ngột bỏ đi lấy chồng. Cô ấy nói tôi trẻ con, không đủ đảm bảo để làm chồng, làm cha. Nếu muốn cưới xin phải chờ ít nhất là bốn, năm năm nữa. Đấy là cô ấy nói với bọn bạn sau khi đã đi lấy người khác chứ có hỏi tôi nửa lời đâu.
Tôi hoàn toàn có thể lấy vợ ngay lập tức, hoặc sớm hơn. Nhưng với tôi, cô ấy toàn ngúng nguẩy, thoái thác, đôi khi dùng thái độ cao đạo để giãn cách, nào là "chúng ta còn nhiều thời gian", "phải tập trung vào học đã". "Ít nhất sau khi em tốt nghiệp thạc sĩ thì bố mẹ em mới cho em lấy chồng, không sớm hơn được đâu"... Tính tình của cô ấy đúng là sáng nắng, chiều mưa, trưa là cơn lốc, chả biết đâu mà lần. Lúc ấy tôi thấy bầu trời trước mắt như sụp đổ, niềm tin tan vỡ, chỉ một mong muốn duy nhất tồn tại là được chết. Tất nhiên tôi chưa kịp chết, mới vào quán bar ngồi nhậu cho bí tỉ để sau đó sẽ thực hiện điều mong muốn này thì tôi gặp nàng.
Hôm ấy nàng ngồi một mình ở chiếc bàn bên cạnh bàn tôi. Tôi cũng ngồi một mình ở chiếc bàn bên cạnh bàn nàng. Thấy tôi uống nhiều quá, nàng đem luôn cả đồ của mình sang uống cùng. Ngay lần đầu tiên tôi và nàng đã gọi nhau là "anh", "em" dù nàng chẳng hề giấu tuổi của mình. Chúng tôi đã bộc lộ tâm sự với nhau, dường như tất cả.
Nàng tên Nga, xưng là "Nga sát thủ". Nàng kể: "Bây giờ em chẳng còn gì để mất, trẻ trung đã, xinh đẹp đã, trong sáng đã, tin yêu đã, nhưng bị "quỵt" sạch rồi. Các cụ quan niệm cứ hơn tuổi là anh là chị, nhưng xưa rồi! Với em thì ai tốt, ai thật em tôn là anh là chị tất. Lũ chúng nó hơn em vài ba tuổi, có thằng hơn cả chục tuổi nhưng mở miệng là hàng đống xảo ngữ y Cuội thì còn tôn trọng gì mà gọi là anh". Tôi tán thành. Từ đó, lúc thì tôi gọi nàng là em, khi là "chị", tùy hứng.
Ngay lần đầu nàng đã trần tình rằng yêu đến cả hơn chục mối mà vẫn chưa lấy nổi chồng, huống hồ tôi mới một mối. Giờ, nàng chẳng còn hy vọng yêu chứ nói gì tới chuyện cưới. Nhưng thà không yêu, không cưới, hoặc có chết đi nữa còn hơn là chịu sự chui lủi, giả dối, phụ bạc. Đã yêu là phải chung tình đến chết. Tôi cũng tán thành.
Nàng khá trẻ so với tuổi của mình. Đôi mắt xếch có ánh nhìn quyết liệt kết hợp với khuôn mặt lạnh lùng của nàng khi cười thì rạng rỡ, tít mít như không còn thấy ai, nhưng khi điên lên thì đến con muỗi cũng phải chạy xa, chẳng dám đốt. Tôi thì thấy nàng hiền, dễ chịu và đáng thương. Còn dường như tất cả mọi người lại thấy nàng dữ dằn, đáng gờm.
Nàng hút thuốc như nghiện, uống rượu như nước lã, nhảy nhót chuyên nghiệp, ăn mặc sexy, mái tóc vàng rực lên, móng chân móng tay dài và vẽ hoa văn nhằng nhịt, sau gáy điểm xuyết hình xăm có họa tiết của nàng, nhưng xem ra chẳng mấy ai đánh giá cao sự kỳ công trang trí đó. Nàng biết, chỉ cười bảo "Đời thế mới vui, mình là số một"!
Ngay lần đầu tiên đó, tôi đã biết rõ nghề nghiệp của nàng. Nàng bảo "Học hành mãi rồi, mòn đũng quần trên ghế nhà trường, bằng cấp đủ các kiểu từ phổ thông đến đại học, nhưng có ai thèm dùng mình cho tử tế đâu. Chỗ nào cũng thử việc. Thử tới năm cơ quan, làm tốt đến hơn cả giám đốc người ta cũng chỉ hứa cho mình cái hợp đồng thời vụ, hoặc cộng tác ít lâu. Bố ai mà cống hiến mãi như thế được. Lang thang cũng chẳng chết đói, vậy thì việc gì không lang thang cho đã".
Thế là nàng thành sát thủ, chuyên nghề đi đòi nợ. Con nhà võ sư nên nàng giỏi võ từ trong trứng, cơ mà cái thần khí và ánh mắt đầy uy lực của nàng mới là yếu tố tiên quyết khiến hầu hết con nợ phải tìm cách xì tiền trả khi chủ nợ thuê nàng kéo bọn đàn em đến "làm việc". Thế nhưng nàng cũng chỉ đòi được nợ bằng tiền cho người ta, còn biết bao khoản mà một số đàn ông nợ nàng thì nàng lại dễ cho chúng quỵt.
Tôi thắc mắc: "Sao em không "làm việc" bọn họ luôn?"; "Yêu mà. Trước đây em nghĩ tình yêu là bao dung. Nhưng sau mối tình thứ 18 này thì em hiểu, tình yêu còn là sự ích kỉ, là sự chiếm hữu và phải bằng mọi cách bảo vệ nó. Nếu lần này có thể yêu lại được nữa thì nhất định em sẽ làm xử lý bọn phụ bạc em"; "Em vẫn hy vọng một tình yêu cuối cùng à?"
Nàng cười tràn xua tay: "Đùa đấy, không có đâu"; "Có thì sao? Anh muốn em tin là có. Và anh cũng muốn tin như vậy thêm một lần nữa trước khi chết". "Bằng cách nào? Cưới chăng?", "Phải. Chúng ta sẽ cưới nhau. Anh sẽ đem lại hạnh phúc cho em, ngay lập tức". "Nếu không làm được như thế thì sao?"; "Thì em giết anh. Em là sát thủ mà". "Ô kê. Thử xem sao". "Yêu là thật, cưới cũng thật, không thử". "Thì cưới đi. Chúng ta có được những thứ đang thiếu mà chẳng phải mất gì, cũng hay".
Thế là tôi gặp và tìm hiểu nàng trong một buổi, ngỏ lời cầu hôn nàng trong buổi hôm đó, và dành một tuần để chuẩn bị đám cưới bất chấp lời can ngăn của mọi người. Chẳng ai tin vào tình yêu của chúng tôi, chẳng ai tin là có người nào chịu nổi nàng. Họ suy đoán đủ kiểu, nào là nàng bẫy tôi, tôi mù quáng, là bị bùa mê thuốc lú, v.v... Bố mẹ tôi không đứng ra tổ chức. Nàng sẵn sàng bỏ tiền để thuê người làm bố mẹ chồng tới nhà hỏi cưới nàng để bố mẹ, họ mạc nàng được mát mặt. Và chúng tôi nhanh chóng về sống với nhau.
Hạnh phúc chẳng tày gang thì vài ngày sau nàng bị công an "rước" vào tù vì tội hành hung người khác gây thương tích. Sau khi lĩnh án ba năm tù giam, Nga khóc và nói với tôi rằng: "Anh phải đợi em ra tù bằng được. Nếu anh đi với đứa khác, phụ tình em, em sẽ giết". Tôi hứa với nàng rằng không bao giờ có chuyện đó. "Em yên tâm cải tạo thật tốt. Anh sẽ thường xuyên vào thăm em và đợi ngày đón em trở về".
Nhưng mỗi lần tôi vào tù thăm nàng thì nàng đều từ chối gặp mặt. Tôi chỉ biết Nga bị đầu gấu đánh và bị ốm liên miên qua lời kể vắn tắt của người quản giáo. Ba năm nhanh chóng kết thúc, tôi vui mừng tới đón vợ mình. Dường như Nga đã trở thành một người hoàn toàn khác. Chắc không ai còn có thể nhận ra Nga sát thủ ngày trước nữa. Mái tóc dài vàng rực được thay bằng mái tóc ngắn đen xơ xác. Nàng gầy đi, gương mặt lạnh lùng trở nên vô cảm, ánh mắt thiếu vắng ngọn lửa ngày nào.
Tôi ôm nàng vào lòng bật khóc không nói nên lời còn nàng thì cứ đứng trơ lặng. Người quản giáo cho biết "Sau lần tai biến mạch máu não, Nga bị ngọng, sức khỏe không còn được như trước nữa. Chúng tôi nhiều lần tạo điều kiện cho hưởng ân xá để cô ấy được ra tù sớm nhưng Nga không chịu. Cô ấy đặc biệt là không gặp bất kì người thân nào".
Về đến nhà, Nga cố gắng phát âm từng lời một cách khó nhọc: "Em ngải ngóng ngó. Anh ghìm người ngác đi. Em ngông ngống ngới anh nữa" (Em giải phóng đó. Anh tìm người khác đi. Em không sống với anh nữa).
"Không, chúng mình đã là vợ chồng, có họa cùng chịu, có phúc cùng hưởng".
"Ngông zợ, em không giết nứa. (Không sợ, em không giết nữa)".
"Anh không sợ. Anh thương em"; "Ngông ngần khương hại gâu. (Không cần thương hại đâu)"; "Không phải thương hại, mà là thương yêu".
Nàng lắc đầu cố gắng lùi xa tôi, ánh mắt đầy cách biệt. Tôi vẫn ôm nàng vào lòng và nhẹ nhàng an ủi: "Chúng ta đã xa nhau lâu quá rồi. Hãy để anh được chăm sóc vợ. Đừng ép anh trở thành kẻ phản bội, là kẻ không có tình yêu. Dù em thế nào thì em vẫn là em và anh cũng vậy. Mình đã yêu, đã cưới, đã là một, tách ra chỉ đau đớn, mất mát mà thôi. Anh mừng là em trở về rồi. Chúng ta sẽ xây dựng lại từ đầu. Em vẫn là Nga sát thủ, nhưng không sát người nào nữa, chỉ sát bệnh tật, sát hoàn cảnh khắc nghiệt, sát mọi đau đớn, bi quan thôi, có được không?".
Nàng ứa nước mắt gục vào vai tôi, nghẹn lời.
Ba tháng sau, nàng đã nắm được cơm, làm được việc nhà và nói đỡ khó nhọc hơn.
Một năm sau, nàng hồi phục về cơ bản. Nghe theo sự khích lệ của tôi. Nga mở quán nước ở đầu đường gần nhà. Quán phục vụ tầng lớp bình dân và ngày một đông khách.
Ba năm sau, nàng sinh cho tôi một nàng "công chúa" giống nàng như đúc. Trở về quê thăm bố mẹ, họ hàng, mọi người đã có thiện cảm với sát thủ của tôi hơn. Nhiều người khuyên chúng tôi nên tổ chức lại đám cưới. Nàng lặng lẽ lau giọt nước mắt vì hạnh phúc đến muộn.
No comments:
Post a Comment