Góc Tâm Hồn Nhỏ - Hai mươi mốt năm về trước, chồng tôi mang Sam - một chú chó giống Đức tám tuần tuổi, về để giúp tôi xoa dịu nỗi đau mất đứa con gái vừa chào đời. Giữa tôi và Sam đã phát triển một mối quan hệ gắn bó rất đặc biệt trong suốt hơn mười bốn năm sau đó.
Một ngày nọ, vợ chồng tôi quyết định chuyển từ căn hộ chung cư ở New York sang một ngôi nhà mới ở New Jersey. Sau khi chúng tôi dọn đến được một thời gian, người hàng xóm của chúng tôi có com mèo vừa sinh con và hỏi chúng tôi có muốn mang một con về nuôi không.
Chúng tôi hơi e ngại sự ganh tị từ phía Sam và không biết nó sẽ cư xử thế nào khi lãnh địa của nó bị xâm phạm, nhưng chúng tôi cũng thử liều một phen và đồng ý nhận nuôi một chú mèo con.
Chúng tôi chọn một con màu xám, trông như một nắm lông nhỏ tinh nghịch. Nó cứ không ngừng chạy loanh quanh khắp nhà. Nó đuổi theo mấy con chuột và sóc mà nó tưởng tượng ra, nhảy tót từ bàn này qua ghế nọ chỉ trong chớp mắt nên chúng tôi gọi nó là Tia Chớp.
Thoạt đầu, Sam và Tia Chớp rất cảnh giác và luôn giữ khoảng cách với nhau. Nhưng dần dần, thời gian trôi qua, Tia Chớp bắt đầu bám theo Sam : lên lầu, xuống lầu, vào bếp nhìn Sam ăn, ra phòng khách ngắm Sam ngủ. Thời gian trôi qua, chúng gắn bó với nhau như hình với bóng. Khi đi ngủ, chúng luôn có nhau. Khi ăn, lúc nào chúng cũng đứng cạnh nhau.
Khi tôi nô đùa với một con, thì con kia cũng tham gia vào. Khi Sam sủa, tia chớp liền chạy ra xem đó là gì.
Khi tôi dẫn một con ra ngoài, con kia luôn đứng đợi trước cổng đến khi chúng tôi quay về. Mọi việc cứ diễn ra như thế trong nhiều năm.
Rồi sau đó, không một dấu hiệu báo trước, Sam bắt đầu bị những cơn co giật và được chuẩn đoán là bị suy tim. Tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải để Sam ra đi vĩnh viễn. Tuy vậy, nỗi đau khi phải quyết định chuyện đó chẳng thấm vào đâu so với những gì tôi đã trải qua khi phải để Sam lại trạm thú y và về nhà một mình. Lần này không còn Sam để tia chớp ra đón và tôi không cách nào giải thích cho Tia Chớp hiểu vì sao nó không bao giờ gặp lại Sam nữa.
Những ngày sau đó, dường như tia chớp rất đau buồn. Nó không thể nói ra thành lời rằng nó đang phải chịu đựng những gì, nhưng tôi có thể cảm nhận được nỗi đau và sự thất vọng trong đôi mắt Tia Chớp mỗi khi có ai mở cửa, hay niềm hy vọng của nó mỗi khi nghe tiếng chó sủa.
Nhiều tuần trôi qua, nỗi buồn của Tia Chớp có vè như cũng vơi bớt. Một ngày kia, khi bước vào phòng khách, tôi tình cờ nhìn xuống sàn nhà cạnh bộ ghế sofa, nơi chúng tôi đặt một bức tượng điêu khắc mô phỏng Sam mà chúng tôi đã mua vài năm trước. Nằm kế bên bức tượng, một tay choàng qua cổ bức tượng, Tia Chớp đang ngủ bên người bạn thân của mình một cách mãn nguyện.
***
Một ngày nọ, vợ chồng tôi quyết định chuyển từ căn hộ chung cư ở New York sang một ngôi nhà mới ở New Jersey. Sau khi chúng tôi dọn đến được một thời gian, người hàng xóm của chúng tôi có com mèo vừa sinh con và hỏi chúng tôi có muốn mang một con về nuôi không.
Chúng tôi hơi e ngại sự ganh tị từ phía Sam và không biết nó sẽ cư xử thế nào khi lãnh địa của nó bị xâm phạm, nhưng chúng tôi cũng thử liều một phen và đồng ý nhận nuôi một chú mèo con.
Chúng tôi chọn một con màu xám, trông như một nắm lông nhỏ tinh nghịch. Nó cứ không ngừng chạy loanh quanh khắp nhà. Nó đuổi theo mấy con chuột và sóc mà nó tưởng tượng ra, nhảy tót từ bàn này qua ghế nọ chỉ trong chớp mắt nên chúng tôi gọi nó là Tia Chớp.
Thoạt đầu, Sam và Tia Chớp rất cảnh giác và luôn giữ khoảng cách với nhau. Nhưng dần dần, thời gian trôi qua, Tia Chớp bắt đầu bám theo Sam : lên lầu, xuống lầu, vào bếp nhìn Sam ăn, ra phòng khách ngắm Sam ngủ. Thời gian trôi qua, chúng gắn bó với nhau như hình với bóng. Khi đi ngủ, chúng luôn có nhau. Khi ăn, lúc nào chúng cũng đứng cạnh nhau.
Khi tôi nô đùa với một con, thì con kia cũng tham gia vào. Khi Sam sủa, tia chớp liền chạy ra xem đó là gì.
Khi tôi dẫn một con ra ngoài, con kia luôn đứng đợi trước cổng đến khi chúng tôi quay về. Mọi việc cứ diễn ra như thế trong nhiều năm.
Rồi sau đó, không một dấu hiệu báo trước, Sam bắt đầu bị những cơn co giật và được chuẩn đoán là bị suy tim. Tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải để Sam ra đi vĩnh viễn. Tuy vậy, nỗi đau khi phải quyết định chuyện đó chẳng thấm vào đâu so với những gì tôi đã trải qua khi phải để Sam lại trạm thú y và về nhà một mình. Lần này không còn Sam để tia chớp ra đón và tôi không cách nào giải thích cho Tia Chớp hiểu vì sao nó không bao giờ gặp lại Sam nữa.
Những ngày sau đó, dường như tia chớp rất đau buồn. Nó không thể nói ra thành lời rằng nó đang phải chịu đựng những gì, nhưng tôi có thể cảm nhận được nỗi đau và sự thất vọng trong đôi mắt Tia Chớp mỗi khi có ai mở cửa, hay niềm hy vọng của nó mỗi khi nghe tiếng chó sủa.
Nhiều tuần trôi qua, nỗi buồn của Tia Chớp có vè như cũng vơi bớt. Một ngày kia, khi bước vào phòng khách, tôi tình cờ nhìn xuống sàn nhà cạnh bộ ghế sofa, nơi chúng tôi đặt một bức tượng điêu khắc mô phỏng Sam mà chúng tôi đã mua vài năm trước. Nằm kế bên bức tượng, một tay choàng qua cổ bức tượng, Tia Chớp đang ngủ bên người bạn thân của mình một cách mãn nguyện.
No comments:
Post a Comment