Góc Tâm Hồn Nhỏ - Vậy mà, một hôm theo lời cha tôi, mẹ dắt cả đám con của mình cùng chồng lên thành phố chơi, thăm người quen của cha. Ở đó, ngay ngày đầu tiên, mẹ tôi đã phải chứng kiến một sự việc hết sức bất ngờ mà mẹ tôi là người trong cuộc.
Tiếc thay! Cái may mắn ấy lại không tồn tại lâu trong cuộc đời mẹ. Là một người vợ hiền chân quê chất phác, cộng thêm cái bệnh tim ác nghiệt, mẹ tôi ít đi đâu, quanh năm suốt tháng lo buôn bán gần nhà nuôi con, chỉ có cha tôi với công việc của mình là thường xuyên lên thành phố.
Vậy mà, một hôm theo lời cha tôi, mẹ dắt cả đám con của mình cùng chồng lên thành phố chơi, thăm người quen của cha. Ở đó, ngay ngày đầu tiên, mẹ tôi đã phải chứng kiến một sự việc hết sức bất ngờ mà mẹ tôi là người trong cuộc.
Vào buổi chiều hôm ấy, đang ngồi chơi với con mình ngoài sân, mẹ chợt nghe tiếng khóc trẻ con vẳng ra từ gian nhà giữa, mẹ bèn hỏi chị Tý (sau này tôi mới biết đó là em dì tôi) :
- Chứ con của ai khóc đó?
Và được trả lời :
- Con chị Lan, anh Danh (Danh là tên cha tôi).
Bấy giờ tôi cứ ngỡ mẹ tôi sẽ ngất đi vì tức giận hay ít ra cũng kéo đàn con mình bỏ về. Hỡi ôi! Mẹ không ngất đi mà chỉ lặng người. Đã thế ngày hôm sau, cha tôi đưa dì ra không một lời giới thiệu, bảo mẹ con tôi chụp anh chung mà mẹ vẫn nghe theo.
Những ngày nặng nề ấy rồi cũng trôi qua, mẹ con tôi trở về quê – dì tôi không theo về vì không quen sống ở nơi thôn dã. Cha tôi vẫn ở với chúng tôi, hàng tuần lên thành phố thăm dì và thăm em. Hành động và việc làm của mẹ khiến tâm hồn ngây thơ của chúng tôi không khỏi thắc mắc. Có lần tôi buột miệng hỏi :
- Cha không thương mẹ nữa sao mà mẹ vẫn thương cha, lại còn đi thăm dì và em?
Mẹ cười trả lời mà đôi mắt cứ ngó xa xăm buồn buồn.
- Cha vẫn thương mẹ đấy chứ! Các con không thấy mỗi lần mẹ ốm, cha vẫn thường chăm sóc mẹ đó sao? Chỉ có điều... – Mẹ im lặng như không muốn thốt ra... – Trước kia cha thương mẹ chín, mười thì bây giờ chỉ còn bốn năm mà thôi.
- Mẹ buồn lắm không, mẹ?
- Ừ con ạ!
- Sao mẹ không khóc cho với bớt đi cái buồn hả mẹ? – Tôi ngây thơ hỏi.
- Con còn bé lắm, nước mắt mẹ chảy vào trong, con ạ!
Lời nói của mẹ chúng tôi nào có hiểu gì, chỉ biết rằng mẹ tôi đã gầy và già đi nhiều lắm. Thời gian cứ thế trôi qua, đứa em trai út của tôi ra đời, mẹ tôi ngã bệnh. Chị cả và chúng tôi thay nhau chăm sóc và giúp mẹ buôn bán kiếm sống. Dì tôi thỉnh thoảng về quê thăm, có điều không bao giờ dì ở quá hai ngày.
Muốn bớt đi gánh nặng cho mẹ, cha đưa chúng tôi lên thành phố ở với dì. Mặc dù không thích, chúng tôi vẫn phải đi (chị cả tôi trốn không đi bị cha tôi bắt về đánh đòn). Chỉ có bé Tần bị bệnh tim bẩm sinh và hai đứa em trai là được ở lại với mẹ. Nhưng mẹ tôi cũng chỉ sống được có thêm ba năm nữa...
Mẹ nằm liệt giường vào những ngày cuối hè. Biết bà không thể sống lâu, cha đón chúng tôi về ở cạnh để gần gũi chăm sóc mẹ. Rồi cái ngày đau buồn cũng đến.
Buổi sáng, mẹ tôi trở dậy thấy người khó thở. Bà nhờ cha đỡ dậy, gọi đám con lại, bà vẫy hai đứa em trai tôi ra ngồi cạnh rồi xoa đầu chúng, nước mắt chảy thành dòng tưởng chừng không bao giờ dứt được. Cha tôi nhờ người gọi dì về. Dì đến cạnh mẹ hỏi :
- Chị có giận em không?
Mẹ tôi nói – tiếng nói như gió thoảng :
- Không!
- Chị có nhắn lại gì không? – Dì hỏi tiếp.
Lần này mẹ không trả lời được nữa mà chỉ khẽ lắc đầu, tay mẹ xoa đầu hai đứa con giờ cũng không cử động. Cha tôi đến bế em tôi ra khỏi giường và đỡ mẹ nằm. Mẹ đưa mắt nhìn đàn con rồi vĩnh viến ra đi. Phút cuối của cuộc đời, nước mắt mẹ chảy xuống... Lần đầu tiên...
Đã hơn 30 năm trôi qua, tôi vẫn không thể nào quên được đôi dòng nước mắt ấy của mẹ, người mà tôi kính, tôi thương. Có lẽ những dòng nước mắt ấy đã giúp cho chị em tôi đủ nghị lực vượt qua những đau thương, khó khăn trong cuộc sống, đùm bọc nhau khôn lớn thành người. Khi khôn lớn trưởng thành, tôi mới hiểu và thông cảm hơn câu chuyện của đời mẹ: nước mắt chảy ra đã đắng, nước mắt chảy vào trong còn đắng hơn bội phần.
***
Giống như bao nhiêu người phụ nữ khác thời trước, mẹ tôi về làm dâu nhà bà nội dưới sự sắp đặt của cha mẹ mình. Nhưng mẹ lại may mắn hơn bao người phụ nữ khác là có một người chồng yêu vợ thương con hết mực (với một người bị bệnh tim như mẹ thì đó quả là một niềm hạnh phúc lớn khi được sống trong tình yêu thương của cha tôi).Tiếc thay! Cái may mắn ấy lại không tồn tại lâu trong cuộc đời mẹ. Là một người vợ hiền chân quê chất phác, cộng thêm cái bệnh tim ác nghiệt, mẹ tôi ít đi đâu, quanh năm suốt tháng lo buôn bán gần nhà nuôi con, chỉ có cha tôi với công việc của mình là thường xuyên lên thành phố.
Vậy mà, một hôm theo lời cha tôi, mẹ dắt cả đám con của mình cùng chồng lên thành phố chơi, thăm người quen của cha. Ở đó, ngay ngày đầu tiên, mẹ tôi đã phải chứng kiến một sự việc hết sức bất ngờ mà mẹ tôi là người trong cuộc.
Vào buổi chiều hôm ấy, đang ngồi chơi với con mình ngoài sân, mẹ chợt nghe tiếng khóc trẻ con vẳng ra từ gian nhà giữa, mẹ bèn hỏi chị Tý (sau này tôi mới biết đó là em dì tôi) :
- Chứ con của ai khóc đó?
Và được trả lời :
- Con chị Lan, anh Danh (Danh là tên cha tôi).
Bấy giờ tôi cứ ngỡ mẹ tôi sẽ ngất đi vì tức giận hay ít ra cũng kéo đàn con mình bỏ về. Hỡi ôi! Mẹ không ngất đi mà chỉ lặng người. Đã thế ngày hôm sau, cha tôi đưa dì ra không một lời giới thiệu, bảo mẹ con tôi chụp anh chung mà mẹ vẫn nghe theo.
Những ngày nặng nề ấy rồi cũng trôi qua, mẹ con tôi trở về quê – dì tôi không theo về vì không quen sống ở nơi thôn dã. Cha tôi vẫn ở với chúng tôi, hàng tuần lên thành phố thăm dì và thăm em. Hành động và việc làm của mẹ khiến tâm hồn ngây thơ của chúng tôi không khỏi thắc mắc. Có lần tôi buột miệng hỏi :
- Cha không thương mẹ nữa sao mà mẹ vẫn thương cha, lại còn đi thăm dì và em?
Mẹ cười trả lời mà đôi mắt cứ ngó xa xăm buồn buồn.
- Cha vẫn thương mẹ đấy chứ! Các con không thấy mỗi lần mẹ ốm, cha vẫn thường chăm sóc mẹ đó sao? Chỉ có điều... – Mẹ im lặng như không muốn thốt ra... – Trước kia cha thương mẹ chín, mười thì bây giờ chỉ còn bốn năm mà thôi.
- Mẹ buồn lắm không, mẹ?
- Ừ con ạ!
- Sao mẹ không khóc cho với bớt đi cái buồn hả mẹ? – Tôi ngây thơ hỏi.
- Con còn bé lắm, nước mắt mẹ chảy vào trong, con ạ!
Lời nói của mẹ chúng tôi nào có hiểu gì, chỉ biết rằng mẹ tôi đã gầy và già đi nhiều lắm. Thời gian cứ thế trôi qua, đứa em trai út của tôi ra đời, mẹ tôi ngã bệnh. Chị cả và chúng tôi thay nhau chăm sóc và giúp mẹ buôn bán kiếm sống. Dì tôi thỉnh thoảng về quê thăm, có điều không bao giờ dì ở quá hai ngày.
Muốn bớt đi gánh nặng cho mẹ, cha đưa chúng tôi lên thành phố ở với dì. Mặc dù không thích, chúng tôi vẫn phải đi (chị cả tôi trốn không đi bị cha tôi bắt về đánh đòn). Chỉ có bé Tần bị bệnh tim bẩm sinh và hai đứa em trai là được ở lại với mẹ. Nhưng mẹ tôi cũng chỉ sống được có thêm ba năm nữa...
Mẹ nằm liệt giường vào những ngày cuối hè. Biết bà không thể sống lâu, cha đón chúng tôi về ở cạnh để gần gũi chăm sóc mẹ. Rồi cái ngày đau buồn cũng đến.
Buổi sáng, mẹ tôi trở dậy thấy người khó thở. Bà nhờ cha đỡ dậy, gọi đám con lại, bà vẫy hai đứa em trai tôi ra ngồi cạnh rồi xoa đầu chúng, nước mắt chảy thành dòng tưởng chừng không bao giờ dứt được. Cha tôi nhờ người gọi dì về. Dì đến cạnh mẹ hỏi :
- Chị có giận em không?
Mẹ tôi nói – tiếng nói như gió thoảng :
- Không!
- Chị có nhắn lại gì không? – Dì hỏi tiếp.
Lần này mẹ không trả lời được nữa mà chỉ khẽ lắc đầu, tay mẹ xoa đầu hai đứa con giờ cũng không cử động. Cha tôi đến bế em tôi ra khỏi giường và đỡ mẹ nằm. Mẹ đưa mắt nhìn đàn con rồi vĩnh viến ra đi. Phút cuối của cuộc đời, nước mắt mẹ chảy xuống... Lần đầu tiên...
Đã hơn 30 năm trôi qua, tôi vẫn không thể nào quên được đôi dòng nước mắt ấy của mẹ, người mà tôi kính, tôi thương. Có lẽ những dòng nước mắt ấy đã giúp cho chị em tôi đủ nghị lực vượt qua những đau thương, khó khăn trong cuộc sống, đùm bọc nhau khôn lớn thành người. Khi khôn lớn trưởng thành, tôi mới hiểu và thông cảm hơn câu chuyện của đời mẹ: nước mắt chảy ra đã đắng, nước mắt chảy vào trong còn đắng hơn bội phần.
No comments:
Post a Comment