Thursday, April 23, 2009

Một lời nhắn cho các dịch vụ nhái Twitter

Trong bài viết In defense of Twitter của Json Kottke có đoạn nói về chức năng của Twitter đơn giản như là một kênh để giao tiếp, tương tự như vai trò của điện thoại, thư từ hoặc nói chuyện trực tiếp:


Nếu bạn đọc được một mẫu tin trên Twitter đại loại như “chúng tôi ăn sáng với bánh sandwitch gà và pepsi” từ một ai đó với khoảng 30 người “nối đuôi”1, liệu điều đó có gì không bình thường? Nó giống như việc một người kể với bạn bè của họ trên điện thoại, trực tiếp, hoặc qua thư từ về buổi sáng của họ. Nếu bạn không phải là 1 trong số 30 người đó, bạn sẽ không nhận được nó. Còn nếu bạn đọc được nó, cứ xem như bạn đang là một người đứng bên cạnh họ và vô tình nghe được câu chuyện.


Đặc điểm của Twitter là nó là một phương tiện giao tiếp chứ phải là một phương tiện để “kết nối” hay chia sẽ. Cũng giống như bạn không thể chia sẽ những ấn tượng về một chuyến du lịch chỉ qua một cuộc điện thoại hay không thể chỉ ngồi nhà viết thư để xây dựng những mối quan hệ xã hội, một người sử dụng Twitter sẽ vẫn không thể bỏ những mạng xã hội khác như Facebook. Các phương tiện liên lạc giúp làm “giàu” cho các mối quan hệ xã hội, nhưng bản thân nó không là một xã hội. Nếu như Facebook có thể bổ sung thêm tính năng “twittering”, Twitter không thể biến thành Facebook. Không quá ngạc nhiên khi Facebook vẫn quyết tâm giữ giao diện mới mặc cho sự phản đối từ phía người dùng.


Mãi cho đến gần đây, Yahoo!360 vẫn đóng vai trò là “mạng xã hội” chính ở Việt Nam. Với cái chết của Yahoo! 360, trong khi các mạng xã hội của Việt Nam đã không còn “sung sức” như lúc mới ra thì hiện đã bắt đầu rục rịch xuất hiện các dịch vụ “nhái” Twitter. Có lẽ đây là thời điểm cần suy nghĩ xem đâu là hướng đi đúng chứ không để lặp lại cảnh nhắm mắt làm các dịch vụ nhái để rồi chẳng đi đến đâu như những gì vừa xảy ra. Liệu người dùng 360 sẽ “nhảy” thẳng sang Twitter hay liệu họ sẽ tham gia Facebook hay Cyworld, hay cả hai? Đó không phải là câu hỏi mà chúng ta cần trả lời bởi nếu như Twitter và Facebook đã có khả năng thuyết phục hàng triệu người trên toàn thế giới, họ sẽ có thể thuyết phục được người dùng Việt Nam. Câu hỏi cần đặt ra là, nếu đã xác định xây dựng một sản phẩm cạnh tranh, sản phẩm đó phải như thế nào để có cơ hội cạnh tranh với các sản phẩm đã có. Thất bại của các dịch vụ nhái Facebook cho thấy chỉ “nhái” không chắc chắn sẽ không đủ. Vói điều kiện tiếp cận với các “trào lưu” dịch vụ web mới của quốc tế dễ dàng như hiện nay, lợi thế là một sản phẩm của người Việt không đảm bảo cơ hội chiến thắng.


Vậy nên, nếu mục đích của bạn chỉ là “nhái” Twitter thì tốt hơn là hãy đừng làm. Để làm gì nếu như ngay cả khi bạn “nhái” một cách hoàn hảo Twitter, cơ hội của bạn cũng chỉ là 50-50? Và như đã nói, một mình Twitter sẽ không thể lấp đầy hay thay thế khoảng trống về mạng xã hội mà 360 để lại.


Chú Thích Trong Bài:

  1. tạm dịch từ chữ “follow”, mặc dù theo chính xác nghĩa của nó phải là “theo dõi” nhưng chữ đó không hay lắm trong tiếng Việt

Xem đầy đủ bài viết tại http://www.nguoitapviet.info/2009/04/23/1374/

No comments:

Post a Comment

Popular Posts