Đọc bài viết Chất lượng giáo dục = người lãnh đạo + cơ chế trên Tuần Việt Nam, thấy có đoạn chia sẽ của Giáo sư Văn Như Cương về “thương hiệu” của nhà trường:
“Đầu vào” cao mà đỗ 100% thì tuy rất mừng, nhưng đáng tự hào hơn là những trường tuyển sinh phải “lấy vét”, nhưng học sinh đỗ tốt nghiệp 50% (thực chất). Đó mới là những trường xứng đáng được khen thưởng, vì quan trọng là toàn bộ quá trình tổ chức dạy- học dẫn tới “đầu ra” thực chất.
Chợt nhớ đến một câu trả lời đọc được gần đây trong cuốn sách Computer Network: A Top-Down Approach1 của giáo sư và Simon S. Lam2:
Điều gì thách thức ông nhất trong nghề nghiệp của mình?
Điều thách thức tôi nhất với tư cách của một người thầy là để dạy và khơi dậy niềm đam mê ở mỗi sinh viên trong lớp của mình cũng như mỗi người làm luận án dưới sự dẫn dắt của mình, thay vì chỉ những người suất sắc. Những người thông minh vốn đã có đam mê chỉ cần một chút hướng dẫn, nhưng ngoài ra họ không giúp đỡ gì nhiều. Tôi thường học được nhiều điều từ chính những sinh viên này hơn là họ học được từ tôi. Dạy và khuyến khích những sinh viên bình thường [để họ đạt được những điều to lớn] mới là thách thức lớn nhất.
Bản thân tớ từ cấp 1 đến cấp 2 may mắn từng được học từ những người thầy “đặc biệt” như vậy và ảnh hưởng của họ đối với tớ rất lớn: mỗi người đã dẫn dắt niềm đam mê của tớ từng bộ môn này sang bộ môn khác ở mỗi cấp học (cấp 1 là môn văn, cấp 2 sang môn tự nhiên Vật Lý, và đến cuối cấp 2 lại nối lại sở thích với môn văn). Họ không phải là những người có nhiều tên tuổi, nhưng giờ đây nhìn lại, tớ thấy những người đó đều có một đặc điểm chung về đối tượng và quan niệm về vai trò của người thầy như ở 2 giáo sư trên. Lên đến cấp 3, tớ được học ở trường chuyên nhờ một phần tư điểm may mắn được “xét vớt”. Ở đó toàn là những thầy cô nổi tiếng của thành phố, quen được những bạn học xuất sắc vẫn luôn dẫn đầu. Môi trường “cạnh tranh” có lẽ đóng một phần quan trọng trong việc cùng tiến. Trường vẫn tự hào đào tạo ra những học sinh giỏi một cách đặc biệt, nhưng dường như ở đó thiếu vắn sự quan tâm của thầy cô đối với “số còn lại” như tớ. Niềm đam mê với môn Vật Lý vì vậy cũng chết dần, để chổ cho niềm say mê máy tính khơi dậy bởi một người thầy dạy Hóa ở trường PTTH Chuyên Lê Hồng Phong (HCM) trong một lần theo bố đi dự hội thảo.
Cuối những năm cấp III, đã từng có ý “chê” bố là đã dạy những lớp luyện thi quá “bình thường” mà mình cho là chẳng đáng. Giờ nhìn lại mới nhận ra được quan niệm của ba mẹ với tư cách là người thầy/cô trong việc dạy học còn có ý nghĩa hơn những người rất giỏi mà mình đã từng học qua. Có lẽ con số chưa đến 100 những học sinh từng qua lớp luyện thi của bố mà đậu đại học còn có ý nghĩa hơn nhiều so với con số 100% số học sinh đậu đại học đối với các thầy cô ở trường chuyên.
Chú Thích Trong Bài:
- http://www.aw-bc.com/kurose-ross/
- Giáo sư Simon S. Lam là người đứng đầu bộ môn khoa học máy tính ở đại học Texas, Austin ở Mỹ. Ông là người dẫn đầu một nhóm nghiên cứu sáng chế ra “secure socket” và tạo ra mô hình mẫu đầu tiên của nó có tên là “Secure Network Programming” - đạt giải ACM Software System năm 2004
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.nguoitapviet.info/2009/04/15/1295/
No comments:
Post a Comment