Nếu như các bạn để ý, trong mấy ngày vừa qua, tớ có giới thiệu về cuộc thi của tổ chức Asia Society nhân sự kiện Hội Nghị Doanh Nghiệp Các Nước Châu Á lần thứ 19 tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 22 đến 24 sắp đến. Cuộc thi mời bạn tham gia trả lời một trong 3 câu hỏi thuộc 3 chủ đề:
- Kinh Tế: Cá nhân bạn sẽ có một việc làm thực tế gì để giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua cuộc khủng hoản hiện tại?
- Giáo Dục: Hãy chia sẽ một sáng kiến của bạn mà theo bạn sẽ có thể giúp ích cho nền giáo dục Việt Nam.
- Việt Nam: Nếu có một điều mà bạn yêu thích về Việt Nam và muốn chia sẽ với các thành viên tham gia hội nghị, bạn sẽ nói về điều gì?
Mặc dù nội dung hội nghị không phải là chủ đề mà tớ thật sự quan tâm, hình thức và nội dung cuộc thi - đặc biệt là câu hỏi về vấn đề Giáo Dục mà bản thân tớ vốn cũng đang có nhiều suy nghĩ muốn chia sẽ - đã thật sự đã khiến tớ bị lôi cuốn và quyết định tham gia.
Bạn có thể nghe và bình chọn cho bài dự thi của tớ tại đây (cần đăng ký tài khoản để bình chọn). Hạn cuối là hết ngày 14.4.2009. Ở cuối bài viết này tớ cũng đính kèm nội dung đầy đủ của bài thuyết trình. Điểm khác biệt duy nhất so với phiên bản dự thi chỉ là một đoạn “phân tích” mà vì giới hạn thời gian tớ đã phải cắt bớt do nó “không cần thiết”.
Vì thể lệ cuộc thi giới hạn người tham gia chỉ được trình bày câu trả lời trong 5 phút, trong phần trình bày của mình tớ đã phải lược bỏ một số suy nghĩ không thật sự thuộc phạm vi của câu trả lời. Ngoài việc chia sẽ những suy nghĩ đó, bài viết này cũng sẽ giải thích thêm về những gì đã được trình bày trong bài dự thi của tớ mà vì giới hạn thời gian đã không thể mở rộng hơn.
Có lẽ không phải là quá khi nói rằng nền giáo dục chính là một trong những nhân tố quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển của một quốc gia. Một nền kinh tế có tốc độ phát triển cao nhất nhì hôm nay có thể sụp đổ ngày mai, nhưng một nền giáo dục bền vững sẽ đảm bảo khả năng cạnh tranh của một quốc gia trong 50 hoặc thậm chí là 100 năm tới. Điều đó có lẽ không có gì mới. Bác Hồ đã có một câu nói mà chúng ta ai ai cũng đã thuộc lòng - “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Những yếu tố như ổn định chính trị, môi trường đầu tư thông thoáng và minh bạch - đó là những điều mà các dự báo kinh tế cảnh báo sẽ là những nhân tố cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Tất cả đều là những yếu tố quan trọng mà chúng ta cần để ý, nhưng đó theo tớ chỉ là những vấn đề ngắn hạn mà chúng ta có thể chấn chỉnh nếu thật sự quyết tâm. Những vấn đề phục vụ cho mục tiêu dài hạn, là giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tương lai xa, mới chính là điều mà chúng ta cần đặt trọng tâm.
Vấn đề đó là gì? Câu trả lời chính là việc cải cách hệ thống giáo dục. Chính vì vậy, bàn về cải cách giáo dục trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hoàn toàn không phải là lạc đề.
MỘT GÓC NHÌN VỀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ CẢI CÁCH GIÁO DỤC
Nếu có ai đó hỏi tớ nghĩ gì về việc chúng ta là nước có tốc độ phát triển cao thứ 2 ở châu Á, chỉ sau Trung Quốc, tớ sẽ nói rằng tớ hãnh diện về điều đó, nhưng điều đó không đủ để nói lên sự phát triển. Những con số đã chỉ ra rằng với tốc độ phát triển hiện nay, chúng ta sẽ mất 158 năm để bắt kịp Singapore1. Mới nghe có lẽ cũng sẽ khiến bất kỳ ai cũng có cảm giác chán nản ban đầu, nhưng nó không khiến tớ thất vọng và lo lắng bằng những số liệu đáng buồn về nền giáo dục của chúng ta hiện nay, như việc chúng ta là một trong những nước đứng cuối cùng (170/171 nước được xếp hạng) về thời gian giáo dục tối thiểu (5 năm), hay thực tế chúng ta là nước có số lượng trẻ em rời khỏi nhà trường từ bậc tiểu học cao cao nhất - hơn một triệu (đứng thứ 7 trong tổng số 126 quốc gia)2. Những đánh giá từ bên ngoài vẫn tiếp tục đưa ra những dự đoán lạc quan về tương lai nền kinh tế Việt Nam. Báo chí vẫn liên tục “quảng cáo” những thông tin như vậy. Nhưng liệu đó có phải là bằng chứng rằng nền kinh tế của ta vẫn vững mạnh? Ngay cả khi nền kinh tế vẫn đang khỏe mạnh và không hề có dấu hiệu suy giảm, điều đó không có nghĩa là không có những vấn đề tiềm ẩn ở trong đó. Cuộc khủng hoản kinh tế của Mỹ, xuất phát từ sự sụp đổ của hệ thống tài chính vốn vẫn tồn tại những lỗ hổng mà bấy lâu nay họ vẫn cố tình bỏ qua, là một ví dụ cho bài học đó.
Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện tại có thể nói một phần không nhỏ phụ thuộc vào nguồn đầu tư của nước ngoài nhờ những thuận lợi “tạm thời” mà chúng ta có được: nguồn nhân công rẻ, cộng với nhu cầu giảm chi phí sản xuất của các công ty phương Tây. Không phải quốc gia nào cũng may mắn đủ điều kiện để bắt lấy cơ hội này như trường hợp của Việt Nam và Trung Quốc. Đứng trước những con số tăng trưởng “ấn tượng” đó, có vẻ như chúng ta muốn cố tình quyên đi thực tế rằng không có gì đảm bảo cho những con số đó cả.
Nền kinh tế Mỹ hiện tại có thể vẫn đang trong giai đoạn khủng hoảng, nhưng không phải vô lý khi Obama gần đây nói rằng nền tảng của nó vẫn còn đó. Nền tảng đó là lực lượng lao động có khả năng tự tạo ra giá trị cao. Từ đâu họ có được nền tảng đó? Câu trả lời chính là ở hệ thống giáo dục có chất lượng giúp đào tạo những thế hệ người tham gia lao động có khả năng cạnh tranh cao của Mỹ trong suốt những thập niên vừa qua. Vậy nên có thể nói nền tảng phát triển kinh tế xuất phát từ hệ thống giáo dục. Tốc độ phát triển kinh tế của chúng ta hiện nay không phải dựa vào nền tảng giáo dục của 10 năm trước; Với nền giáo dục hiện tại, rất có khả năng chúng ta cũng sẽ chẳng thể dựa vào nó 10 năm sau nếu những nhân tố thúc đẩy nền kinh tế hiện tại bị mất đi. So sánh hệ thống giáo dục của ta với những quốc gia được lấy làm mốc ở trên tớ mới nhận ra rằng những dự đoán về thời gian đuổi kịp các nước trong khu vực vẫn còn quá lạc quan, bởi nó dựa trên một giả định chưa thể kiểm chứng là chúng ta sẽ vẫn có thể tiếp tục duy trì tốc độ phát triển như hiện nay trong suốt khoảng thời gian đó. Điều gì sẽ xảy ra nếu những yếu tố thuận lợi mà chúng ta đang tận dụng biến mất? Ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ hiện tại đối với nền kinh tế Trung Quốc, vốn có rất nhiều điểm giống với trường hợp của chúng ta nhưng là ở một quy mô lớn hơn rất nhiều, là câu trả lời mà chúng ta cần ghi nhớ. Điều gì đảm bảo trong khoảng thời gian gần 100 năm về sau (dự đoán là để đuổi kịp Thái Lan) sẽ không có những cuộc khủng hoảng có ảnh hưởng tương tự đối với nền kinh tế của Việt Nam?
GIÁO DỤC VIỆT NAM: CẦN CHẤP NHẬN ĐỂ LẠI NHỮNG VẤN ĐỀ Ở NGỌN
Những vấn đề của hệ thống giáo dục Việt Nam đã được bàn thảo nhiều. Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng chúng ta cần phải cải cách toàn bộ hệ thống giáo dục ngay từ “gốc” - chất lượng của hệ thống giáo dục. Nếu như chúng ta đã chấp nhận rằng cải cách là một quá trình dài hạn từ gốc, chúng ta sẽ phải biết chấp nhận tạm bỏ qua những vấn đề ngắn hạn đang tồn tại ở ngọn của hệ thống; Bởi nếu cái nền nhà đã không vững thì gia cố hay xây dựng thêm ở phần trên cũng chẳng thể giúp thay đổi tình hình mà thậm chí còn khiến mọi thứ phức tạp và khó giải quyết hơn.
Thế nhưng, cảm nhận của tớ là dường như tất cả những gì mà chúng ta gọi là “cải cách” chỉ là những giải pháp chắp vá cho những vấn đề kinh tế và xã hội “ngắn hạn” nổi lên. Cho dù những giải pháp này giúp giải đáp cho những “nhức nhối” hiện tại của xã hội, liệu nó có giúp xây dựng lại một hệ thống giáo dục mà người ta có thể tin tưởng? Phụ huynh của những học sinh tiểu học than chương trình là quá tải? Chúng ta thiết kế lại sách giáo khoa để giảm tải! Nhưng liệu việc giảm tải sẽ đem lại lợi ích gì về chất lượng dạy học ở nhà trường cũng như sự phát triển của trẻ, hay là chỉ để học sinh có thêm thời gian đi học thêm ở ngoài? Học sinh thi rớt đại học than đề thi đại học là quá khó? Chúng ta làm lại đề cho nó dễ hơn, để ai cũng có thể đạt điểm 5. Chúng ta giải quyết được vấn nạn dạy thêm, nhưng liệu điều đó giúp ích gì cho mục tiêu cải cách chất lượng dạy học đại học?
Câu trả lời có lẽ là không.
SỐ LƯỢNG: LÀ ĐÍCH, KHÔNG PHẢI ĐIỂM BẮT ĐẦU
Từ góc nhìn của tớ, gốc vấn đề của hệ thống giáo dục Việt Nam có thể tóm tắt trong 2 điểm:
- Số lượng
- Chất lượng
Tùy mỗi cách nhìn, hình thức thể hiện của hai khía cạnh này có thể khác nhau. Ví dụ nếu nhìn về chiến lược cải cách giáo dục, vấn đề “Số lượng” là việc chúng ta muốn rằng cải thiện về chất lượng phải được áp dụng đồng nhất cho tất cả.
Có rất nhiều điểm tương đồng giữa quan điểm cải cách hiện tại của ngành giáo dục và quan điểm kinh tế thuần túy xã hội chủ nghĩa, ở chỗ cả hai đều dựa trên lý tưởng “cùng tiến theo số đông” mà theo tớ là một “ảo tưởng” (mặc dù nó “lý tưởng”). Nếu như trong quá trình phát triển kinh tế, chúng ta đã và đang chấp nhận tạm bỏ qua tư tưởng đó (tức chấp nhận là trong xã hội luôn có sự chênh lệch giàu nghèo nhất định như là hệ quả tất yếu của sự phát triển) thì trong giáo dục, nếu chúng ta muốn bắt đầu xây dựng hệ thống giáo dục với chất lượng làm nòng cốt thì chúng ta sẽ cần phải tạm gác lại tiêu chí đồng đều về số lượng.
Bởi vậy khi nghe tin tức đại loại như thuyên chuyển giáo viên từ thành phố về vùng xa và ngược lại với mục đích để cân bằng chất lượng dạy học3 (hãy cứ nghĩ nó như việc bạn muốn nâng chất lượng của học sinh vùng xa lên một chút với chất lượng của giáo viên thành phố, đồng thời giảm chất lượng của học sinh thành phố xuống một chút với những giáo viên ở vùng xa lâu nay vốn không có điều kiện tiếp xúc với kiến thức cũng như cách dạy và học mới - qua đó “cân bằng” chất lượng dạy học), tớ thật sự không khỏi chán nản khi nghĩ về hiệu quả (và hệ quả) của nó. Góc nhìn của tớ về vấn đề này là chúng ta cần phải xác định lại trọng tâm và mục tiêu của giáo dục với mục đích phát triển kinh tế. Cụ thể, chúng ta cần chấp nhận có sự chênh lệch giáo dục giữa thành phố và nông thôn. Giả định phần lớn lực lượng lao động “tay chân” của chúng ta đều bắt thân từ lực lượng lao động ở nông thôn, vấn đề cải cách hệ thống giáo dục ở khu vực này sẽ không quan trọng bằng khu vực thành phố, nơi mà nhu cầu về lao động trí thức giá trị cao đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng của giáo dục.
CHẤT LƯỢNG: CHƯƠNG TRÌNH HỌC LIỆU CÓ PHẢI LÀ GỐC?
Từ một khía cạnh khác, lâu nay khi nói về “gốc” của những vấn đề trong giáo dục, chúng ta chỉ luôn hướng sự quan tâm đến nội dung chương trình: Chương trình quá nặng, quá cũ và không thực tế. Người ta luôn lấy những ví dụ về chương trình học rất “nhẹ nhàng” của các nước phương Tây như là bằng chứng là một chương trình quá nặng là không tốt. Nhưng liệu đó có phải là gốc vấn đề? Nếu vậy, tại sao nước Nhật vốn nổi tiếng với chương trình học cực kỳ nặng nề vẫn không có vấn đề gì về chất lượng, nếu không muốn nói họ có một trong những nền giáo dục chất lượng hàng đầu trên thế giới? Ở Nhật, kỳ thi Đại Học vẫn được xem là một thử thách, nhưng tại sao họ không cần phải làm đề thi dễ hơn để giải quyết những áp lực của xã hội - như cách mà chúng ta đang làm?
CẢI CÁCH GIÁO DỤC - TIẾP CẬN TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
Trong quá trình học môn Nhân Văn Học (”Anthropology”) học kỳ này, tớ nhận thấy vấn đề văn hóa được đề cập đến như là một yếu tố quan trọng cần phải được xem xét trong bất kỳ giải pháp nào cho các vấn để xã hội. Rất nhiều những ví dụ về những dự án nhằm vào những vấn đề xã hội đã thất bại bởi những người đề ra nó đã không coi trong yếu tố văn hóa đã được đưa ra, và cảm nhận của tớ là đó là điều đang xảy ra ở những giải pháp hiện tại được đề ra để thay đổi quan niệm của xã hội về vai trò của giáo dục đại học ở Việt Nam. Đó cũng chính là nội dung chính và là mục đích của những giải pháp mà tớ chia sẽ trong bài dự thi của mình.
Trong bài dự thi của mình, tớ có đưa ra một thực tế minh họa về sự mâu thuẫn của hai khía cạnh số lượng và chất đã nêu ở trên, nhưng ở một hình thức khác, về quan niệm của xã hội về vai trò của giáo dục đại học:
- Mọi người đều muốn con mình phải đi học đại học. (Số Lượng)
- Không ai tin vào nó. (Chất Lượng)
Mâu thuẫn ở đây là, nếu như đã không tin vào nó, tại sao mọi người đều muốn con mình phải vào đại học? Câu trả lời thường gặp là môi trường xã hội muốn người xin việc phải có bằng đại học. Đó là thực tế, nhưng như tớ có đề cập trong bài thuyết trình của mình, nó không còn hoàn toàn đúng trong môi trường hiện tại. Chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng môi trường việc làm tự nó sẽ thay đổi và xóa bỏ thực tế này. Nhiệm vụ duy nhất của ngành giáo dục trong vấn đề này chỉ là làm thế nào để thay đổi quan niệm của xã hội. Thực ra, họ đã bắt đầu thực hiện chiến lược này, tuy nhiên theo tớ đã nhằm vào sai đối tượng. Họ cung cấp thông tin cho đối tượng học sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi về những lựa chọn khác (vốn cũng có quan niệm tương đối “mở” về vai trò giáo dục đại học), trong khi quên mất yếu tố văn hóa rằng chính những bậc phụ huynh mới là người có tiếng nói quyết định. “Sáng kiến” mà tớ trình bày trong bài dự thi của mình là chuyển hướng sang tập trung thuyết phục đối tượng này cả về tâm lý cũng như cung cấp những lợi ích thiết thực về mặt kinh tế. Dưới đây là nội dung bài dự thi của tớ:
Getting to the Parents
♫ Bài viết trên NTV có đính kèm file âm thanh.
Tham gia thảo luận và bình chọn (bạn sẽ cần đăng ký thành viên)
The Topic is: To Share a Creative Idea That Might Benefit the Education System of Vietnam.
But first, before telling you my proposal, let me ask the question, that is, what is wrong with Vietnam Education System? This has been a hot debate recently and I want to share with you my view about this question by telling you my story.
After I graduated high school 6 years ago, my parents both wanted me to have a university degree. At that point, I didn’t have any other plan, so that was actually what I wanted to do. Still, I asked if I can study anywhere else other than the university. They told me - no, you have to get in there. However, believe it or not, although they are both professors in one of the major university in Vietnam, they don’t think it is going to be any good studying in there, and that’s why they tried their best to give me chance to study abroad. So here I am, getting my degree in Canada.
No, I’m not strying to complain about this. In fact, I am really thanksful to them to give me the chance that not everyone have and I have learned a lots here. But this story shows two important facts about our education system:
- Everyone in Vietnam want to get into a university.
- They don’t believe in it.
See? These facts contradict to each other. These are the two aspects of our problem: quantity and quality. We are already trying to fix the second without much success, while overlook the first. My proposal will focus on this aspect because it is easier.
So, why ones want to get into the university if they don’t believe in it? A common answer is that because every company out there will only hire you if you have an university degree, and in some cases that will only help you to get an interview. But that is no longer true. Still, most parents of the last generation still think so. So one way to persuade these parents will be to make it illegal for companies to required a university degree just to get an interview with them. Well, If I were the king of this world, I can do that. But that’s not the case so we need to find another solution.
My proposal includes 2 parts:
First. From my story before, it is not me but really my parents who wanted me to get into the university. I am more open about it, and I believe that people in my generation are so too. But in Vietnam culture, parents have an important role in this. Therefore, I think until now, we focused on the wrong target: it is not the students, but their parents, that need information about alternative options. We need to provide some helps for students to pursuade their parents that university is not the only access to the future. I propose that we have a series of television programs each year prior to the exam, in every city, especially in the rural areas, that target specifically to parents about these options. And maybe, we show examples of parents with successful children, who are not graduated from university, sharing their thoughts.
Certainly, that is not going to be enough to pursaude the parents who want the best for their children. So my second proposal is for the government to give them a deal: Your children are for the first time taking the university entrance exam and fail. If they decide to stop there and to take other available options (such as trade schools), the government will give them an “unconditional” loan of up to 50% of their school fee that can be paid back once they have a job. Your children still have the option to try one more time next year if that is really what they want to, but then they will no longer be eligible for this program. This will help fix the so-called “one-more-time” problem, that is in Vietnam, people who fail the university exam will say, let’s try it one more time next year. And if next year they fail again? Oh one more time, just one more time… One of my childhood friend took 4 years to get into HaNoi Architect University. Although I know he deserve it because he is really good at drawing and it has been his dream, it still very costly, both in money and time. Economic factor can plays an important role to persuade the parents.
So here we are. Those are my two proposals that I think will help solve the problem of too many people trying to get into the university. And it might help to improve the quality problem too. You know, because we can not just easily increase the number of teachers, less students in the university can help improve the quality of teaching there.
Thank you very much everyone for listening.
LỜI KẾT
Tớ tin rằng không phải ngẫu nhiên mà một cuộc thi thuộc khuông khổ hội nghị các doanh nghiệp lại đi hỏi về vấn đề giáo dục, bên cạnh câu hỏi về cuộc khủng hoảng kinh tế. Có thể nói, so với Trung Quốc, mặc dù có chung nhiều đặc điểm về quá trình cũng như nhân tố phát triển kinh tế, Việt Nam đã rất may mắn vì chỉ phải chịu những ảnh hưởng giới hạn của cuộc khủng hoảng này. Tuy nhiên, sự kiện này là một lời nhắc nhở rằng chúng ta không thể mãi tiếp tục dựa vào những thuận lợi đang có mà phải tự mình xây dựng một bệ phóng của riêng mình, bắt đầu trước hết từ hệ thống giáo dục.
Chú Thích Trong Bài:
- Việt Nam mất 51 năm mới theo kịp Indonesia - VnExpress, http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2008/12/3BA0973B/
- những số liệu này được lấy tử nguồn NationMaster vốn tổng hợp từ các nguồn số liệu chính thức của các tổ chức quốc tế. Số liệu về hệ thống giáo dục Việt Nam có thể xem tại http://www.nationmaster.com/country/vm-vietnam/edu-education.
- Giáo viên sẽ có thể “đi nghĩa vụ” 5 năm - VietNamNet, http://vietnamnet.vn/giaoduc/2009/02/826958/
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.nguoitapviet.info/2009/04/13/1251/
No comments:
Post a Comment