Theo quan điểm người việt truyền thống, những con nợ thường có cuộc sống khốn khổ và vô cùng khó khăn. Vì vậy ít ai muốn mình trở thành kẻ thiếu nợ. Vì một khi phải thiếu nợ, cuộc sống sẻ trờ thành những chuổi ngày đon đả kiếm tiền, vừa trả tiền lãi, vừa nuôi sống gia đình, lại còn phải trả tiền nợ gốc. Đôi lúc cảnh thiếu nợ bị đòi tới nhà, bị siết đồ, bị hăm he làm cho người Việt luôn nhìn thấy những kẻ mang nợ là những người không may mắn.
Trái với quan điểm của người việt, đa số người Mỹ lại coi việc mượn nợ là động lực sống vô cùng quan trọng, giúp cho họ có nhiều cơ hội, giúp cho họ vươn lên nhanh chóng trở thành những con nợ sung túc và hạnh phúc. Tuy vậy, quan điểm này chỉ đúng khi người mượn nợ sử dụng đồng tiên nợ 1 cách chính đáng, chúng ta sẻ không đề cập tới những trường hợp, mượn nợ để bài bạc hay trác táng…
Có thể nói, 1 người Mỹ bắt đầu biết mượn nợ khi họ ra khỏi trường trung học. Món nợ đầu tiên đó là nợ tiền học phí đại học mà cha mẹ họ không có khả năng chi trả cho họ, hay họ bước ra cuộc sống tự lập khá sớm không cần sự giúp đở của gia đình. Nhà nước Mỹ luôn luôn mở rộng hầu bao cho những cô cậu sinh viên tương lai, giúp cho những người này có 1 điều kiện dể dàng trở thành 1 bộ phận của giới trung lưu sau khi tốt nghiệp. Với 1 người Mỹ có 1 đầu óc bình thường biết tính toán, họ có thể tính ra nêu không học đại học, chỉ tốt nghiệp trung học, thì công việc đầu tiên họ làm ở khoảng 12 – 15 dollars 1 giờ. Nếu lương được tăng trưởng đều đặn thì sau 4 năm, họ có thể kiếm được khoảng 17 – 20 dollars 1 giờ. Sau 20 – 30 năm làm việc liên tục mức lương của 1 người có bằng cấp trung học sẻ ở khoảng 25 dollars 1 giờ là tối đa tính theo thời điểm hiện nay. Trong khi đó, 1 học sinh trung học chịu mượn nợ đại học với số tiền 40,000 cho 4 năm đại học. Sau khi tốt nghiệp, mức lương khởi điểm trung bình sẻ ở khoảng 20 dollars 1 giờ. Sau 20 – 30 làm việc họ sẻ đạt tới mức khoảng 40 thậm chí 50 dollars 1 giờ. Ở những ngành nghề có sự phát triển nhanh, chỉ trong khoảng thời gian ngắn 10 năm, 1 người tốt nghiệp đại học nhanh chóng có thể đạt mức 50 dollars 1 giờ trong vòng 8 – 10 năm.
Nếu chúng ta dựa trên số liệu này làm 1 bài toán nhẩm. 1 người chỉ có bằng trung học làm việc 30 năm với mức lương trung bình 20 1 giờ và làm 2000 giờ 1 năm, tổng số tiền họ làm ra sẻ ở khoảng 20 * 2000 * 30 = 1,200,000. Trong khi đó 1 sinh viên đại học với mức lương trung bình 30 * 2000 * 30 = 1,800,000. Số tiền khác biệt sẻ là khoảng 600,000 hay 1/2 tổng số tiền 1 người không có bằng đại học kiếm được. Với số nợ mượn ban đầu 40,000 1 sinh viên đại học đã có thể kiếm gấp rưởi 1 người chỉ tốt nghiệp trung học. Số tiền nợ này thuộc dạng ưu đãi, cho nên học sinh chỉ bắt đầu trả tiền khi tốt nghiệp và tìm được việc làm với 1 lãi suất nhẹ. Thêm vào đó, số tiền lãi xuất này, còn được trừ thuế. Tính ra, từ 40,000 nợ, trả hết sẻ trở thành khoảng 52,000 – 55,000, 1 con số nhỏ so với sự khác biệt tổng thu nhập do tấm bằng đại học đem lại. Ngoài chuyện lương cơ bản, người có bằng cấp đại học còn được những sự hậu đãi hơn về mức thưởng mổi năm, được tặng cổ phiếu, được có cơ hội vào các vị trí cao hơn giúp họ có tổng số thu nhập lớn hơn rất nhiều. Vì vậy trong khi những học sinh không dám mượn nợ vội vã lao vào cuộc sống kiếm tiền sau khi tốt nghiệp trung học, bận rộn với cuộc sống đã mất đi 1 cơ hội sống sung túc hơn so với 1 con nợ sinh viên tiếp tục học lên để kiếm được 1 bằng cấp chuyên môn.
Trong khi những người Việt chúng ta thích ky cóp để dành, khi đủ tiền thì mới mua món đồ mình yêu quý, thì người Mỹ họ mạnh dạn mượn nợ nhà băng hay thẻ tín dụng để mua món đồ đó. Nhiều món hàng ví dụ 1 chiếc xe hơi trị giá 20,000 đôi lúc chúng ta phải để dành cả 2 – 3 năm mới có cơ hội leo lên nó, thì người Mỹ họ sẳn sàng mua nó vào chấp nhận trả thêm 5,000 tiền lời trả theo phân kỳ trong 5 năm để nhanh chóng cỡi xe mới vượt qua mặt chúng ta. Đôi lúc 5,000 là 1 món tiền lớn đối với nhiều người trải ra trong 5 năm thành mổi năm 1000. Với 1000 mổi năm bỏ ra thêm thông qua hình thức mượn nợ, họ có thể hưởng sự sung sướng làm chủ của 1 chiếc xe mới nhanh hơn những người tiết kiệm cả 2, 3 năm trời. Chuyện sắm sửa TV, phone, computer, vật dụng gia đình, thậm chí mua 1 căn nhà… đều xảy ra tương tự. Nếu bạn muốn sở hữu 1 căn nhà tại vùng Silicon Valley yêu dấu, với 1 căn nhà trị giá trung bình 700,000. Bạn chỉ là 1 sinh viên, cha mẹ lại không phải là triệu phú, hay may mắn là 1 đảng viên cộng sản cao cấp với số tài sản ngầm kết xù. Thì bạn đành phải mua nhà trả góp.. Với lãi xuất kép 6.5% và số tiền đặt cọc ban đầu là 100,000. Tổng số tiền nợ và tiền lời cho 600,000 mượn thêm cho tổ ấm đó sẻ là 1,350,000 sau 30 năm trả nợ. Số tiền lời và các khoảng bảo hiểm sẻ trị giá 735,000 cao hơn số nợ ban đầu. Nhưng chẳng có gì đáng ngại… nếu ai cũng sợ mua nhà trả góp thì có lẻ dân Mỹ sẻ đi mướn nhà hết…
Nhiều người cho rằng lối tiêu xài này sẻ làm cho người Mỹ thiệt thòi vì 1 phần lớn số tiền họ kiếm được sẻ rơi vào túi các chủ nhà băng, người cung cấp các khoảng tín dụng cho họ. Có thể nói 1/10 hay nhiều trường hợp 1/4 tổng số thu nhập sau thuế của 1 người Mỹ kiếm được đều rơi vào trong túi các ông chủ nhà băng hay công ty tính dụng khổng lồ. (Đây chỉ là con số tính nhẩm của tui). Tuy nhiên khi chấp nhận trả số tiền lời này, giúp cho người Mỹ mau chóng có nhiều cơ hội để sống 1 cách sung túc và hạnh phúc hơn so với lối sống tiết kiệm và dành dụm rất truyền thống của đa số dân á đông.
Điều vô cùng nghịch lý và tức cười hiện nay, nước Mỹ trở thành 1 con nợ khổng lồ của quốc tế, trong đó 1 chủ nợ khổng lồ lại chính là nhà nước Trung Quốc XHCN của chúng ta. TQ bỏ khá nhiều tiền thặng dư trong chính phủ của họ để mua những công khố phiếu, thậm chí tài trợ những ngân hàng quốc gia của Mỹ để kiếm 1 số tiền lời từ việc sử dụng vốn thặng dư này. Trong khi những con nợ USA của Trung Quốc sống sung túc và hạnh phúc nhờ những khoảng nợ này giúp họ mau chóng gia nhập cuộc sống của giới trung lưu thì đại đa số dân TQ chủ nợ vẫn có cuộc sống nghèo nàn và thiếu thốn, thậm chí việc mượn nợ đại học hay việc mượn tiền mua nhà, mua đồ dùng hàng ngày vẫn là chuyện không tưởng đối với họ.
Vấn đề mượn nợ trước có cái hại là con người ta đôi lúc lam dụng nó quá đáng thì sẻ trở thành 1 cái máy trả tiền lời. Nhưng ở những trường hợp tích cực hơn thì việc mượn nợ trước này, giúp cho những người có ý chi vươn lên trong xã hội có nhiều điều kiện để vượt cấp. Ngoài ra nợ nần ở 1 mức độ nào đó, sẻ là động lực thúc đẩy con người ta làm việc tích cực hơn để có thể vượt qua nợ nần nhỏ, tiến lên nợ nần lớn hơn và đổi lấy 1 cuộc sống sung túc, tiện nghi đầy đủ và nó giúp cho con người ta phần nào tìm được nguồn hạnh phúc đến từ tiện nghi và vật chất chung quanh. Điều sung sướng nhất ở 1 xã hội tư bản người bóc lột người và chạy theo vật chất kiểu Mỹ này ít quốc gia nào có được đó là luật xóa nợ. Nếu bạn bị thua lổ vì làm ăn bị rủi ro. Nếu bạn là con nợ khổng lồ không còn đủ sức chi trả những nợ nần mượn để tận hưởng cuộc sống sung túc và hạnh phúc vật chất. Bạn có thể khai phá sản để nhà nước giúp cho bạn trở thành 1 người vô sản và không còn bị nợ nần bao quanh cuộc sống. Bạn sẻ trở lại 1 người tay trắng… nhưng nên nhớ rằng khối người đến Mỹ với 2 bàn tay trắng vẫn dựng lên sự nghiệp thì 1 người tay trắng đã từng ở Mỹ… có gì đáng để phàn nàn!!! Biết đâu sau 7 năm khó khăn ban đầu vì không thể mượn được nợ mới, qua hết 7 năm đó, bạn lại có thể lao vào 1 cuộc mượn nợ mới, lại tiếp tục 1 cuộc sống của 1 con nợ sung túc và hạnh phúc như xưa.
Tuy nhiên với những dân tộc có chỉ số lạc quan và hạnh phúc lớn như dân tộc VN chúng ta, nguồn hạnh phúc đến từ những gì vô cùng đơn sơ như sự sung sướng đến từ tự hào dân tộc, đến từ cảm nhận của những con rồng ngủ quên đang vẫy cánh bay lên, hay hạnh phúc đến từ sự “bình an” giữa 1 thế giới vô cùng hổn loạn do chiến tranh tôn giáo, do chiến tranh khủng bố… sự định nghĩa hạnh phúc kiểu Mỹ là không phù hợp. Người VN đôi lúc chỉ cần ngồi trên xế Dream, đi trong khói bụi mịt mù của thành phố hay chạy trong những vũng nước lụt lội của mùa mưa có thể có cảm giác sung sướng hơn 1 con nợ của Mỹ đang ngồi trong 1 BMW phóng phong phong trên xa lộ với vận tốc cả trăm cấy số 1 giờ. Với 1 chỉ số tự sướng cao hàng bậc nhất thế giới, liệu chúng ta có mạnh dạn vất đi truyền thống cần cù và tiết kiệm của cha ông để lao vào cuộc sống những con nợ thời đại mới kiểu Mỹ hay không?
Tuy nhiên với mô hình kinh tế đang theo đuổi, Việt Nam khó có thể áp dụng thành công mô hình này như Mỹ, nhưng liệu để có được một nền kinh tế phồn vinh như họ, Việt Nam sẽ như thế nào, liệu ai có thể trả lời được?
Trích bài viết của tinman, x-cafenv.org
Tháng 11/2007
Xem đầy đủ bài viết tại http://phuongnn.com/nhung-con-no-sung-tuc-va-sung-suong/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=rss
No comments:
Post a Comment