Đó là một điểm nhấn của anh Trương Trí Vĩnh trong hội thảo Social Media Conference 2009 vừa diễn ra tại HN sáng thứ 7 vừa rồi. Đây là điểm làm tôi suy nghĩ nhiều nhất, bởi nó đúng. Đúng lắm trong nhiều trường hợp. Nhưng nó không thuyết phục tôi.
—
Vậy hãy xét một vài ví dụ xem nó đúng như thế nào nhé :
- Khi bạn vào Sannhac để hát, việc đầu tiên bạn hát là để sướng cho bản thân mình đã. Ngay lúc bạn hát thì bạn đã sướng rồi, hay dở sao cũng là sướng. Như vậy cái sự sung sướng được tiêu dùng ngay từ khâu sản xuất. <- Câu hỏi : Vậy thì sao bạn không hát trong phòng tắm mà phải vào Sannhac để hát? Hát ở đó sướng bỏ xừ, không thì tự thu mà nghe?
- Khi bạn là nhà báo chính quy đang làm cho một tờ báo giấy, bạn viết ra một bài báo về một chủ đề hot mà bạn đã dày công nghiên cứu suốt 2 tháng (tỉ như là phá án ma túy ngay giữa lòng thành phố lớn). Thế nhưng, bài đấy in ra chỏng chơ không hiểu vì sao chẳng ai đọc cả. Bạn hụt hẫng, bạn không có niềm vui của muôn triệu độc giả. Bạn viết không phải vì bạn, mà bạn viết vì độc giả của bạn, mà người ta lại chẳng đọc, thế là bạn chả sướng rồi. <- Câu hỏi : Vậy ở đâu là tiếng gọi bên trong bạn khi bạn mới bắt đầu phá án? Đâu thực sự là lòng yêu nghề? Sau khi bạn chết đi, tự nhiên bài báo/tác phẩm của bạn trở nên nổi tiếng, lúc đó bạn còn trên đời để … sướng không?
- Vào Twitter, tự nhiên thấy một bài hay. Thế là retweet. RT có ích lợi gì cho bạn không? Không. Chỉ là vì tôi đọc được bài hay, tôi sướng quá, tôi phải RT để bà con cùng đọc với tôi. Thế là tiêu dùng ngay từ lúc sản xuất. <- Câu hỏi : Bạn có sản xuất bài viết đấy không nhỉ? Không. Nhưng bạn sản xuất ra cái twit đó, và bạn đóng góp vào sự phát triển của Twitter qua cái RT đó.
—
Tôi cố gắng đưa ra 3 ví dụ, mặc dù hơi khiên cưỡng để xét lại câu kết luận trên. Câu đó đúng, đúng trong khá nhiều trường hợp và ngữ cảnh khi chúng ta biết rõ chúng ta sản xuất cái gì, tiêu dùng cái gì. Trong ví dụ Sannhac, tôi sản xuất ra bài hát, và tôi tiêu dùng sự “sướng” khi sản xuất ra bài hát đó (chứ ko phải tôi tiêu dùng chính bài hát đó). Thế nhưng, tôi tiếp tục cái sự tiêu dùng sự “sướng” khi có ai đó khen tôi, có ai đó chê tôi và chỉ ra chỗ yếu trong giọng hát của tôi, có ai đó hát lại cho tôi nghe. Nói cách khác, quá trình tiêu dùng không chỉ ở trong khâu sản xuất mà vẫn còn tiếp diễn “phức tạp” ở phía sau.
Trong ví dụ báo chí truyền thống, tôi cố gắng biện minh rằng, cái anh viết bài, anh ý cũng tiêu dùng cái sự sung sướng của anh ý ở trong lúc lao động đấy chứ. Khá nhiều các tác phẩm kinh điển được ra đời và được người đời đương thời … ném đá thôi rồi, thế nhưng qua thời gian thì lại trở nên nổi tiếng. Thế nên anh viết bài, anh ý mà không sướng, anh ý mà chỉ mong chờ vui cái niềm vui của thiên hạ hoặc là vui việc mai BBT trả lương thì e rằng hơi khiên cưỡng.
Ví dụ thứ 3 với Twitter là một ví dụ cho thấy nhìn từ các chiều khác nhau thì khâu sản xuất và quá trình tiêu dùng có thể khác nhau. Do vậy, có lẽ ở đây anh Vĩnh đã đưa ra một cái bẫy cho độc giả khi kết luận ngắn gọn như vậy. Cũng có thể, tôi đang nằm trong cái bẫy đó với việc cố gắng diễn giải nhận định này :D.
Xem đầy đủ bài viết tại http://feedproxy.google.com/~r/randombuzz/~3/62jsKYZYGqo/
No comments:
Post a Comment