Saturday, June 20, 2009

“Social Media” nên dịch là gì?

A conversation of hats (or Below the sky)


Hôm nay mới nhìn trên Twit của TaiTran và Chipro có nói tới việc có nên dịch Social Media là “Truyền thông Xã hội” hay không? Theo tôi là không. Tại sao không? Vì nghe nó chung chung quá. Và chung chung thì có thể sẽ sai. Vậy dịch thế nào cho đúng? Việc chuyển ngữ là một việc khó và tôi không chắc tôi có thể làm được gì tốt hơn, nhưng tôi hy vọng nếu không làm tốt hơn được, tôi cũng không làm nó sai đi.


———————–


1.Trước hết, “Truyền thông” là gì? Media có phải truyền thông hay không?.


Từ điển Tiếng Việt của NXB Thanh Niên in năm 1999 không có từ truyền thông (!- từ “truyền thần” tới luôn “truyền thống”). Vdict không có từ này, Baamboo Tra từ định nghĩa như sau :


2009-06-20_1515


Nếu tra tiếp trên Google, bài viết đầu tiên và dường như cũng khá đầy đủ là bài viết trên Saga. Trong đó, truyền thông được định nghĩa và có các tính chất sau đây:


Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những giừ người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ.


Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính người/tổ chức gửi đi thông tin.


Ở đây truyền thông đã được coi là một kiểu tương tác xã hội, nói cách khác cần một phản chứng để chỉ ra rằng kiểu truyền thông nào không phải là truyền thông có tính xã hội. Nếu không, nói truyền thông xã hội sẽ là thừa vì bản thân truyền thông đã là một kiểu tương tác xã hội rồi.


Tiếp theo, Media là gì? Theo cảm nhận của cá nhân tôi, Media là môi trường truyền thông thì rõ hơn là nói Media là truyền thông. Ví dụ khi nói mass media là môi trường truyền thông đại chúng, và môi trường đó thì nội dung/thông điệp được phát qua các hình thức/công cụ/kênh như Radio, TV, báo giấy để tới mục tiêu là đại đa số quần chúng theo hình thức một chiều. Media và Communication là hai khái niệm dường như là khác nhau và không nên lẫn lộn.


——————


Tiếp theo, cái term của khỉ “Social Media” được định nghĩa là gì? Tại sao lại có chữ Social sau chữ Media mà không phải là Social Communication? Vẫn theo cảm nhận của cá nhân, Social Media nói một cách thô là “môi trường truyền thông có tính xã hội cao” (hơn các môi trường truyền thông khác, ví dụ môi trường truyền thông đại chúng - một chiều). Quay ra xem các bạn định nghĩa sao. Google phát nhé :


-Wikipedia hùng hồn nói luôn “Social media is content created by people using highly accessible and scalable publishing technologies. At its most basic sense, social media is a shift in how people discover, read and share news, information and content. It’s a fusion of sociology and technology, transforming monologues (one to many) into dialogues (many to many) and is the democratization of information, transforming people from content readers into publishers.” Rất hùng hồn khi nói luôn là content (liệu có thể kết luận chính là nội dung ở trong Communication không?). Và nếu chỉ nói là content thì cái giả định cá nhân của tôi là “môi trường…” là sai toét.


-Community Manager Wiki thì cho rằng “Social Media is the collection of tools and online spaces available to help individuals and businesses to accelerate their information and communication needs. [Axel Schultze]“. Ở đây sẽ là một tập hợp các công cụ và online spaces.


-Bottle PR cho rằng “Software tools that allow groups to generate content and engage in peer-to-peer conversations and exchange of content (examples are YouTube, Flickr, Facebook, MySpace etc)“. Đây thì lại là software tool cho phép tạo content và khuyến khích tương tác đồng đẳng (P2P).


-Anvil Media chung chung nhất nhưng có vẻ khá khái quát khi cho rằng “An umbrella term that defines the various activities that integrate technology, social interaction, and the construction of words and pictures. This interaction, and the manner in which information is presented, depends on the varied perspectives and “building” of shared meaning, as people share their stories, and understandings.” Cái này có vẻ chung chung quá là chung chung.


Tìm tiếp loanh quanh, tôi cho rằng ở đây Brian đã có một ý kiến cực tốt và giải đáp cho tôi khá nhiều thứ (vì bản thân tôi cũng khá mù mờ về các định nghĩa) :


The biggest problem I have with the term “social media” is that it isn’t media in the traditional sense. Twitter, Facebook, LinkedIn, and all the others I don’t have the word count to mention aren’t media; they are platforms for interaction and networking. All the traditional media - print, broadcast, search, and so on - provide platforms for delivery of ads near and around relevant content. Social media are platforms for interaction and relationships, not content and ads.


Đồng quan điểm với Brian, bạn VP của P&G cho rằng : “Who said this is media? Media is something you can buy and sell. Media contains inventory. Media contains blank spaces. Consumers weren’t trying to generate media. They were trying to talk to somebody. So it just seems a bit arrogant. … We hijack their own conversations, their own thoughts and feelings, and try to monetize it.” Chỗ này thì Media theo ý nghĩa truyền thống một tí đã biến thành space rồi nhé. Space thì mới buy n sell được phải không? Mới chèn quảng cáo được vào phải không?


——————–


Có lẽ, chúng ta sẽ phải bàn luận thêm, phải làm thực sự để hiểu thêm được Social Media là gì trước khi dịch nó. Bất quá thì ta cứ dịch như đã dịch các thuật ngữ CNTT trong chục năm vừa rồi, và rồi người đọc sẽ lại bảo “Ôi, đọc tiếng Anh còn dễ hiểu hơn!”. Cá nhân tôi tự nhận thấy mình chẳng hiểu gì Social Media cho cam sau khi thử chạy một SMM campaign cho Baomoi Mobile. Tuy vậy, tôi không thất vọng vì điều này. Ít nhất, biết được rằng mình chưa hiểu gì vẫn tốt hơn là nghĩ rằng mình hiểu nó.




Xem đầy đủ bài viết tại http://feedproxy.google.com/~r/randombuzz/~3/g3hfAoTTwuY/

No comments:

Post a Comment

Popular Posts