Monday, July 6, 2009

FreeMind - Phần mềm hỗ trợ tư duy - 3


Xem phần 1 tại đây!

Xem phần 2 tại đây!

FreeMind suy cho cùng vẫn chỉ là công cụ. Quan trọng nhất vẫn là cách tư duy theo kiểu mind-map. Một người chỉ có thơ văn nhạc họa thì có ỷ thiên kiếm hay đồ long đao cũng không giúp ích được gì.

Có một thực tế là mind-map của mình thì dù nhìn vào rắm rối đến đâu mình vẫn có thể nắm được. Nhưng đọc mind-map của người khác thì chắc là không dễ chịu chút nào. Nhìn một đống nhánh và chữ, cảm giác đầu tiên là ngán. Tuy nhiên, tôi nghĩ mind-map có thể rất có ích cho tương tác sinh viên và giáo viên. Ví dụ, tôi và sinh viên cùng làm về một đề tài nào đó, cả hai sẽ cùng trao đổi và dựng lên mind-map cho bước khởi đầu. Sau đó, trong quá trình thực hiện cả hai sẽ cùng bổ sung và hoàn thiện mind-map. Giả sử tuần vừa rồi, sinh viên đọc 5 papers, sinh viên có thể ghi note của 5 papers vào mind-map rồi cùng trao đổi với giáo viên. Mỗi lần trao đổi, các ý mới, các công việc dự định làm đều được cập nhật vào mind-map. Sau đó, khi cần viết thành report, chỉ cần kết xuất (export) mind-map ra dưới dạng Word là có thể có cấu trúc sẵn, chỉ cần viết lại các ý cho suôn sẻ mà thôi.

Trước đây, khi tôi hướng dẫn SV, tôi thường yêu cầu SV tạo một thread trong GMail, sau đó, mọi báo cáo, trao đổi, thảo luận giữa tôi với SV đều được cập nhật ở thread email này. Sau này, khi cần viết report hay paper, chỉ cần xem lại quá trình của các thảo luận là có được khung chính. Các thread trước đây trên CVPR group về shot boundary detection của Hải hay face track detection của Thành đều theo cách này. Cách này có hạn chế là dù được nhóm lại chung trong một thread email, nhưng các ý vẫn là tuần tự. Thread lớn gần trăm email, có thể sẽ chẳng đơn giản gì để theo dõi. Nếu dùng mind-map kết hợp với cách này, cả giáo viên và sinh viên sẽ cùng nắm được các điểm trọng tâm, cũng như bức tranh tổng thể về những gì đã trao đổi và thực hiện.

FreeMind có chức năng Import khá tiện dụng. Giả sử bạn có được các ý được tổ chức theo kiểu phân cấp trong Word hay HTML, dùng chức năng Import sẽ tự động chuyển sang mind-map. Tất nhiên là vẫn phải chỉnh sửa thêm, nhưng trợ giúp như vậy là khá đủ. Tôi giờ đang chuyển các ý trong các projects sang mind-map (các bài ở CVPR group với prefix Project 2009). Hi vọng sẽ giúp cho việc theo dõi quá trình thực hiện project dễ dàng hơn kiểu email thread trước đây. Ngoài ra, một số nhánh của các mind-map khác nhau vẫn có thể nối lại với nhau trong một mind-map mới. Đây là chức năng khá tiện dụng vì những mind-map ít nhiều vẫn liên quan với nhau.

FreeMind có chức năng chèn ảnh vào mỗi node, nhưng chức năng chưa hoàn thiện. Ảnh chèn vào thì text mất, nghĩa là một node chỉ có thể là 1 trong 2 dạng ảnh hoặc text. Nếu biết về HTML một chút thì việc chèn ảnh đơn giản hơn.

Nếu một mind-map có quá nhiều node/branch thì đúng là rất khó theo dõi. Các icon hay format là những thứ giúp theo dõi dễ hơn. Tuy nhiên, FreeMind ko cho phép người dùng định nghĩa icon mới. Do đó, bạn phải chỉnh định dạng về font chữ, màu sắc theo một qui định nhất quán để tiện theo dõi (ví dụ màu xanh nhạt là phần thảo luận với sv, màu xanh đậm là liên quan đến coding).

Tôi vẫn muốn FreeMind có thêm chức năng liên kết với Zotero. Ví dụ, trong mind-map tôi mô tả bài của Sivic ở ICCV'03 về Video Google, nếu ở đó, có link sang thẳng pdf của paper tôi lưu trong Zotero thì tiện biết mấy. Tất nhiên là có thể dùng hyperlink của FreeMind nhưng mà làm tự động thì vẫn tiện hơn nhiều.

Còn bạn, bạn có dùng FreeMind không? Hãy chia sẻ cách dùng với mọi người nhé!. Dưới đây là phản hồi của một người bạn:

Mình xài cái này cũng lâu rồi nhưng không thường xuyên lắm. Quan trọng nhất vẫn là ghi chú mọi thứ theo kiểu mindmap, có thể dùng giấy+viết bất kỳ nơi đâu sau đó tổ chức lại trên máy. Hồi xưa mà biết cách này thì học chắc chắn là hiệu quả hơn. Mình đã & đang xài mindmap để:
- Brainstorming: thảo luận khi họp
- Meeting minute: ghi chép nội dung họp
- Lập kế hoạch: v.d lên kế hoạch đám cưới
- Phân tích root cause: dùng pp 5-why đơn giản
- Chuẩn bị presentation: liệt kê các ý chính
- Tóm tắt nội dung bài học/đọc

Lê Đình Duy

Xem đầy đủ bài viết tại http://ledduy.blogspot.com/2009/07/freemind-phan-mem-ho-tro-tu-duy-3.html

No comments:

Post a Comment

Popular Posts