Xem phần 1 tại đây!
Với cách take note trên giấy hay trong sổ sách thông thường, tuần tự từ trên xuống dưới, có thể thấy sự khó khăn khi muốn biết được các ý chính, biết được mối quan hệ phân cấp giữa các ý. Giống như bạn đọc email trong các mail group, nếu các email ko được phân cấp theo từng thread, mà cứ để tuần tự, sẽ thấy việc theo dõi khó khăn đến mức nào.
Cách tổ chức hiệu quả nhất, có lẽ là tổ chức theo dạng cây phân cấp (hierarchical). Hồi xưa lúc Internet còn hỗn độn, Yahoo ra đời và trở nên nổi tiếng chỉ vì một ý tưởng, tổ chức phân cấp các trang web hiện có để tiện cho tham khảo của người dùng. Tổ chức phân cấp dùng công cụ máy tính có nhiều điểm lợi hơn so với dùng tay. Có thể kể ra một số ý:
- Thứ nhất, với công cụ máy tính, các ý có thể được collapse hay expand. Nếu bạn muốn nhìn tổng thể, chọn collapse để thu gọn các mục con lại. Nếu muốn nhìn chi tiết, chọn expand để xem toàn bộ các mục. Trên giấy ko thể làm được chuyện này.
Thứ hai, với công cụ máy tính, các mục có thể kết nối với nhau dễ dàng. Bạn có thể vẽ một mũi tên từ mục A đến mục Z. Nếu biểu đồ quá rộng, bạn có thể dùng chức năng Zoom để thấy cả A lẫn Z khi vẽ mũi tên. Trên giấy thì chịu, sẽ ko có chút dễ chịu nào khi bạn muốn liên kết một ý từ trang 1 đến trang 20.
- Thứ ba, với công cụ máy tính, bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa mà ko làm các note của mình trông rối rắm như làm trên giấy thông thường.
FreeMind là một trong những công cụ máy tính có thể giúp bạn các ý trên (các công cụ khác xem thêm ở đây: http://www.c4lpt.co.uk/Directory/Tools/mind.html). Sử dụng FreeMind rất đơn giản, nhưng lại có thể mang lại hiệu quả cao. Tôi hiện bắt đầu dùng FreeMind cho các công việc sau:
- Thứ nhất, quản lí các project. Mỗi project, tôi có một mind-map riêng, trong đó tôi liệt kê hết những thứ tôi muốn làm, những thứ tôi thu thập được, những thứ tôi đang tiến hành làm. Bước đầu có thể là dạng tuần tự thông thường. Sau đó, tôi tìm cách sắp xếp lại bằng drag and drop theo dạng cây phân cấp. Ví dụ, phần liên quan đến coding, phần liên quan đến reading, phần liên quan đến writing, phần liên quan đến experiments, etc. Những phần liên quan, với nhau có thể dùng các liên kết mũi tên để mô tả. Khi cần xem tổng thể, tôi dùng chức năng collapse. Khi cần focus vào phần nào, tôi có thể dùng các icon, font format để làm nổi bật. Ngoài ra, với mỗi ý, tôi đều có thể theo dõi ngày khởi tạo, ngày hiệu chỉnh.
- Thứ hai, viết paper. Tôi sẽ liệt kê tất cả những ý tôi muốn viết vào mind-map. Sau đó, cũng tương tự như trên, tổ chức lại các phần theo cấu trúc phân cấp. Ví dụ ý này sẽ viết trong abstract và đề cập chi tiết hơn trong phần introduction. Với mỗi paper, thường phải có một ý xuyên suốt (thesis), dùng sơ đồ, có thể kiểm tra xem ý này được đề cập đến các phần trong paper thế nào. Dùng mind-map cũng có cái lợi là thấy được cấu trúc (skeleton) của paper rất rõ. Ví dụ, trong phần introduction, có bao nhiêu ý, các ý đó được thể hiện thế nào, đâu là key sentence, đâu là supporting evidence, đâu là ý của mình, đâu là ý của người khác. Trong phần evaluation, cần phải thể hiện các hình vẽ, biểu đồ gì, etc. Tất cả note lại hết, sau đó cứ tuần tự mà điền vào cho đến khi hoàn chỉnh.
Viết paper là một trường hợp đặc biệt của nghiên cứu. Với mỗi nghiên cứu, cấu trúc cũng tương tự, nhưng có điểm khác ở chỗ paper có sẵn hypothesis đã được kiểm chứng thành công. Nghiên cứu có thể có nhiều hypothesis và đa số trong số đó là không thành công. Note bằng FreeMind sẽ cho thấy quá trình tư duy để đi đến kết quả cuối cùng ra sao.
- Trên Internet người ta còn nói dùng FreeMind để học ngôn ngữ, để phục vụ cho việc reading, theo dõi bài giảng, luyện thi, etc. Tôi chưa trải qua các kinh nghiệm này nên ko biết hiệu quả đến đâu. Các bạn đã trải qua, có thể chia sẻ ở đây.
Mind-map trong Wiki tiếng Việt gọi là giản đồ ý. Một số bài khác gọi là bản đồ tư duy. Một số link tham khảo dưới đây có thể có ích cho người mới làm quen:
1. http://freemind.sourceforge.net/wiki/index.php/Tutorial_effort
2. http://www.youtube.com/watch?v=grut_2cardM
3. Sách tiếng Việt: http://www.vinabook.com/lap-ban-do-tu-duy-cong-cu-tu-duy-toi-uu-se-lam-thay-doi-cuoc-song-cua-ban-m11i21657.html.
4. Để học cách người khác tư duy với FreeMind, dùng Google Image Search với từ khóa freemind hoặc mind map.
Lê Đình Duy
Xem đầy đủ bài viết tại http://ledduy.blogspot.com/2009/07/freemind-phan-mem-ho-tro-tu-duy-2.html
No comments:
Post a Comment