Saturday, February 21, 2009

Vizio vs Sony và Quy luật Internet

Eric Krangel , tác giả bài viết Sony Bleeding HDTV Market Share (SNE) trên Silicon Alley Insider đã tỏ thái độ sửng sốt, không tin khi đặt sapo cho bài của mình là Sony loses its spot as the #2 seller of HDTVs to Vizio. Vizio?!?. Tại sao lại là Vizio? Vizio là ai mà có thể cướp được vị trí thứ 2 của Sony?

Thông tin về thị phần được Reuter thông báo tại đây, Eric Krangel lấy thông tin và viết bài bình luận chỉ ra nguyên nhân chính của việc này là khủng hoảng

Now, the double-whammy: First, consumers are scaling back discretionary purchases of gadgets. Secondly, when they are buying gadgets, they're snubbing Sony for cheaper models that offer largely the same experience.

Tất nhiên Eric đã đúng, nhưng “khủng hoảng” không phải câu trả lời duy nhất cho sự kiện này. Lập luận “khủng hoảng” không đủ mạnh để trả lời câu hỏi “Tại sao lại là Vizio?” một hãng không có lợi thế cạnh tranh thông thường về thương hiệu, chi phí, phân phối – chứ không phải các hãng khác. Tại sao Vizio có thể tăng trưởng tới mức bám sát Sony và không cách quá xa SamSung ở thời điểm trước khủng hoảng? Họ đã làm thế nào để đạt được vị trí này?

Câu trả lời có thể đến từ “Quy luật của Internet”. Với các sản phẩm, dịch vụ Internet 4Ps (product, price, promotion và distribution channel – sản phẩm, giá, quảng bá và phân phối) trở thành gần như 1P (sản phẩm). Sản phẩm đóng vai trò tối quan trọng khi mà giá bằng zero, vai trò của kênh phân phối và chương trình quảng bá bị mất đi khi mà một sản phẩm tốt sẽ lan truyền trên Internet với tốc độ và sức mạnh không gì cản nổi ở mức chi phí gần như zero.

Vizio là mặt hàng TIVI LCD cạnh tranh trên thị trường offline truyền thống, nơi mọi thứ không không tuân theo quy luật Internet. Tuy vậy, hãy xem Internet đã khiến mọi sự thay đổi như thế nào.

Vizio không tổ chức các hoạt động quảng bá thương hiệu, vì thế giá thành Tivi của họ giảm được phần chi phí thương hiệu. Giai đoạn đầu Vizio thậm chí chỉ giao hàng tại kho, khách hàng tới kho trả tiền, nhận hàng và tự chờ hàng về nhà. Với cách làm này, chi phí phân phối của Vizio giảm thiểu. Các chi phí ẩn của khách hàng vẫn tồn tại, nhưng không được cảm nhận vào giá.

Trên phương diện sản phẩm, dịch vụ Vizio nỗ lực cung cấp sản phẩm chất lượng tương đương với các dòng sản phẩm của SamSung, Sony đi kèm với dịch vụ bảo hành, bảo trì ở chất lượng tương đương.

Bằng cách này, Vizio đã cung cấp được sản phẩm có chất lượng tương đương với các hãng tên tuổi với giá bán rẻ hơn. Trong một thế giới truyền thống, cách kinh doanh này sẽ thất bại, vì quy luật kinh doanh truyền thống bảo rằng: nếu bạn không có thương hiệu khách hàng sẽ khó chấp nhận mua sản phẩm của bạn kể cả với giá rẻ hơn, nếu kênh phân phối của bạn kém khách hàng sẽ chẳng thể mua được sản phẩm của bạn ngay cả khi họ muốn.

Nhưng Internet đã làm thay đổi mọi chuyện. Lớp khách hàng đầu tiên của Vizio mua sản phẩm của họ đã thật sự hài lòng với một sản phẩm tương đương và giá rẻ hơn, và họ kể lại trải nghiệm của mình. Họ kể cho bạn của họ qua điện thoại và trong các câu chuyện phiếm – và lời nói bay theo gió. Các khách hàng này còn lên các diễn đàn, các site review sản phẩm để kể lại trải nghiệm của họ với Tivi của Vizio. Lời khen ngợi của họ, chứng kiến của họ với sản phẩm Vizio được lưu trữ bởi Internet, được tìm thấy nhờ Google, hay các review portal và được lan truyền từ người này qua người khác. Càng nhiều khách hàng quyết định thử sản phẩm của Vizio thì sức marketing lan truyền càng trở nên mạnh, thương hiệu Vizio ngày càng mạnh dần lên trong người tiêu dùng để đạt tới vị trí như ngày nay.

Kinh doanh Tivi của Vizio và sản phẩm/dịch vụ Internet có sự tương đồng nào?

  • Sản phẩm và chất lượng của nó, kết hợp với sự lan truyền trên net bởi khách hàng đã tạo nên thương hiệu của sản phẩm, chứ không phải bộ máy hay ngân sách PR/Marketing.
  • Vai trò của phân phối, marketing và làm thương hiệu giảm tới mức tối thiểu có thể giảm được. Sản phẩm trở thành nhân tố quyết định chính, thậm chí gần như nhân tố duy nhất để tạo nên thắng lợi.
  • Giá bán càng thấp càng tốt để tạo được ra lượng khách hàng tối đa.

Một case study hay phải không? Và lời khuyên cho các bloggers-hay-đi-kiễng-chân hoặc các bloggers-con-mọt-sách là đôi lúc ta cần phải quên tất cả những gì chúng ta đã nghe được người khác nói, đã học được, đã rút được kinh nghiệm để có thể mở rộng mắt và nhìn thấy thế giới mới nơi quy luật Internet sẽ ngự trị.

Xem đầy đủ bài viết tại http://tanng.spaces.live.com/Blog/cns!2B5ADE130E6DB296!710.entry

No comments:

Post a Comment

Popular Posts